Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái, giúp các em hoàn thành các bài tập SGK bám sát nội dung chương trình, củng cố kiến thức bài học thông qua các bài tập xác định nhân tố vô sinh, hữu sinh, xác định vẽ sơ đồ biểu hiện giới hạn sinh thái của 1 loài bất kì.

Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

1. Giải bài 1 trang 121 SGK Sinh học 9

- Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

Phương pháp giải

- Xem lại khái niệm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh:

  • Thành phần vô sinh: Các thành phần vật lý, hóa học...
  • Thành phần hữu sinh: Các sinh vật sống có mối quan hệ sinh thái với nhau

Hướng dẫn giải

- Phân biệt các nhóm nhân tố trên gồm:

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, đô ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

2. Giải bài 2 trang 121 SGK Sinh học 9

- Quan sát lớp học và điền thêm những nhân tố sinh thái tác động đến việc học tập và sức khỏe của học sinh trong bảng 41.3

Bảng 41.3: Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học

Phương pháp giải

- Tiến hành quan sát xác định các nhân tố vô sinh và hữu sinh có trong môi trường lớp học, mức độ tác động của các nhân tố đó. Thống kê vào bảng 41.3

Hướng dẫn giải

Bảng 41.3: Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học

3. Giải bài 3 trang 121 SGK Sinh học 9

- Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?

Phương pháp giải

- So sánh sự khác biệt giữa rừng rậm và vườn nhà về các nhân tố sinh thái.

Hướng dẫn giải

- Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng...

4. Giải bài 4 trang 121 SGK Sinh học 9

- Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

+ Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 90°C, trong đó điểm cực thuận là 55°C.

+ Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°C đến 56°C, trong đó điểm cực thuận là 32°C.

Phương pháp giải

- Xem lại khái niệm về điểm cực thuận, điểm giới hạn trên, giới hạn dưới:

  • Giới hạn trên và giới hạn dưới đều là điểm gây chết với sinh vật đó.
  • Điểm cực thuận là điểm sinh vật phát triển thuận lợi nhất

Hướng dẫn giải

- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 90°C, trong đó điểm cực thuận là 55°C.

Sơ đồ giới hạn sinh thái của một loài vi khuẩn ở suối nước nóng

- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°C đến 56°C, trong đó điểm cực thuận là 32°C.

Sơ đồ giới hạn sinh thái của xương rồng

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM