Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 25: Thường biến
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 25: Thường biến, giúp các em củng cố kiến thức về thường biến, qua các dạng bài tập: Trình bày khái niệm, mức phản ứng, liên hệ thực tế chỉ ra thường biến ở vật nuôi, cây trồng.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 73 SGK Sinh học 9
Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.
Phương pháp giải
Xem lại thường biến, đột biến, trình bày khái niệm thường biến. Lập banrng so sánh thường biến và đột biến.
Hướng dẫn giải
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Phân biệt thường biến với đột biến:
2. Giải bài 2 trang 73 SGK Sinh học 9
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi.
Phương pháp giải
Xem lại thường biến, khái niệm mức phản ứng. Liên hệ thực tế cho ví dụ về mức phản ứng ở giống cây trồng hoặc vật nuôi.
Hướng dẫn giải
- Mức phản ứng là giới hạn của thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
+ Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha/vụ trong điều kiện bình thường.
3. Giải bài 3 trang 73 SGK Sinh học 9
Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất, vật nuôi, cây trồng như thế nào?
Phương pháp giải
Mức phản ứng là cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng nhưng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường.
Hướng dẫn giải
- Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đốì với các tính trạng số lượng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.
- Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo hai cách:
- Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp.
- Cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 24: Đột biến nhiễm sắc thể