Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
Cùng eLib củng cố các kiến thức về đặc điểm chung của Lưỡng cư, đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7 thông qua nội dung tài liệu dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 122 SGK Sinh học 7
Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau?
Phương pháp giải
- Xem lại Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiểu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm ba bộ: có duôi, không đuôi và không chân.
Hướng dẫn giải
Sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước ở các loài khác nhau là khác nhau:
- Cá cóc Tam Đảo thích nghi với sống trong nước.
- Ễnh ương lớn thích nghi với sống ở nước nhiều hơn ở cạn.
- Ếch cây thích nghi với sống vừa ở nước vừa ở cạn, có thể leo trèo trên cây.
- Cóc nhà thích nghi với sống chủ yếu trên cạn.
- Ếch giun thích nghi với sống trong hang đất.
2. Giải bài 2 trang 122 SGK Sinh học 7
Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người.
Phương pháp giải
- Xem lại Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiểu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm ba bộ: có duôi, không đuôi và không chân.
Hướng dẫn giải
- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.
- Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,…
- Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.
- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.
- Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.
- Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rỗng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
3. Giải bài 3 trang 122 SGK Sinh học 7
Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Phương pháp giải
- Xem lại Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- Dựa vào thời gian hoạt động của chúng.
Hướng dẫn giải
- Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày → tiêu diệt các sâu bọ hoạt động ban ngày.
- Đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ hoạt động về đêm.
→ Hoạt động kiếm mồi của lưỡng cư giúp tiêu diệt các sâu bọ mà chim hoạt động ban ngày không tiêu diệt được→ vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng