Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng

Mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 35 để củng cố các kiến thức về cấu tạo ngoài của lưỡng cư. Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng

1. Giải bài 1 trang 115 SGK Sinh học 7

Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?

Phương pháp giải

  • Xem lại Ếch đồng
  • Ếch sổng ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước...). Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm. Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc... Ếch ẩn trong hang qua mùa đông (hiện tượng trú đông). Ếch là động vật biển nhiệt.

Hướng dẫn giải

Đặc điểm của ếch thích nghi với môi trường sống ở nước:

  • Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước.
  • Da phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → giảm ma sát khi bơi, dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua lớp da.
  • Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.

2. Giải bài 2 trang 115 SGK Sinh học 7

Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?

Phương pháp giải

  • Xem lại Ếch đồng
  • Ếch cần thích nghi sự khô hạn, nhiệt độ cao, nồng độ ôxi cao... ở trên cạn

Hướng dẫn giải

Đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

  • Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu: thuận lợi cho quan sát và hô hấp.
  • Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra: tránh bị khô mắt.
  • Tai có màng nhĩ: cảm nhận âm thanh.
  • Mũi thông với khoang miệng: phục vụ cho hô hấp nhờ sự đóng mở của thềm miệng.
  • Chi năm phần có ngón chia đốt: vận động linh hoạt.

3. Giải bài 3 trang 115 SGK Sinh học 7

Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Phương pháp giải

  • Xem lại Ếch đồng
  • Ếch sổng ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước...). Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm. Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc... Ếch ẩn trong hang qua mùa đông (hiện tượng trú đông). Ếch là động vật biển nhiệt.

Hướng dẫn giải

- Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì:

  • Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết.
  • Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.

- Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

4. Giải bài 4 trang 115 SGK Sinh học 7

Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?

Phương pháp giải

  • Xem lại Ếch đồng
  • Ếch sổng ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước...). Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm. Mồi là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc... Ếch ẩn trong hang qua mùa đông (hiện tượng trú đông). Ếch là động vật biển nhiệt.

Hướng dẫn giải

- Sự sinh sản của ếch

  • Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
  • Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
  • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
  • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.

- Sự phát triển qua biến thái ở ếch: Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước=> Nòng nọc mọc 2 chi sau => Nòng nọc mọc 2 chi trước=> Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM