Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép do eLib biên tập sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về cấu tạo trong của cá chép. Đồng thời giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép

1. Giải bài 1 trang 109 SGK Sinh học 7

Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về cấu tạo ngoài của cá chép
  • Cá phải lấy được ôxi từ nước và di chuyển được trong nước.

Hướng dẫn giải

Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước:

  • Mang: là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước.
  • Bóng hơi: tăng khối lượng riêng của cá giúp cá lặn và giảm khối lượng riêng của cá giúp cá ngoi lên.

2. Giải bài 2 trang 109 SGK Sinh học 7

Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 trang 109 SGK và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.

Thí nghiệm cá chép

A- Cá đang di chuyển lên phía trên

B- Khi cá chìm xuống đáy

h1, h2 là mực nước khi cá nổi, cá chìm

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về cấu tạo ngoài của cá chép
  • Hiện tượng này liên quan đến khả năng chìm nổi của cá.

Hướng dẫn giải

- Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và B (hình 3):

  • Ở bình A khi cá ngoi lên, thể tích cá tăng do bóng hơi to ra làm mực nước trong bình A dâng lên độ cao h1.
  • Ở bình B khi cá lặn xuống đáy, thể tích cá giảm do bóng hơi xẹp lại làm mực nước trong bình B hạ xuống độ cao h2.

- Tên thí nghiệm: Vai trò của bóng hơi ở cá chép.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM