Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 18: Trai sông
117 lượt xem
Đê giúp các em có thể củng cố các kiến thức về một đại diện điển hình của ngành Thân mềm là Trai sông. Đồng thời thông qua tài liệu này còn giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7. Mời các em cùng theo dõi!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 64 SGK Sinh học 7
Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về cấu tạo ngoài của Trai sông
- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lể ở phía lưng. Dày chằng ờ bán lề có tính đàn hổi cùng với 2 cơ khép vò (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điểu chinh động tác đóng, mở vỏ.
- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.
Hướng dẫn giải
- Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
- Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra đế ăn phần mềm cơ thể trai.
2. Giải bài 2 trang 64 SGK Sinh học 7
Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về cách dinh dưỡng của Trai sông.
- Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước.
- Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra.
- Trai hút nước để lọc lấy thức ăn.
Hướng dẫn giải
- Cách dinh dưỡng của trai theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác trong nước
→ Trai có tác dụng lọc sạch môi trong nước, đặc biệt là những vùng ô nhiễm.
3. Giải bài 3 trang 64 SGK Sinh học 7
Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về sinh sản của Trai sông
- Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang.
- Âu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da và mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thảnh trai trường thành.
Hướng dẫn giải
- Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
117 lượt xem
Ngày:19/08/2020
Chia sẻ bởi:Thi