Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 15: Giun đất
205 lượt xem
Cùng eLib củng cố các kiến thức về ngành giun đốt mà đại diện là giun đất sẽ giúp các em vừa ôn tập kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết xem tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 55 SGK Sinh học 7
Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về cấu tạo ngoài của Giun đất
- Xem lại kiến thức về tập tính và môi trường sống của Giun đất
Hướng dẫn giải
- Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
2. Giải bài 2 trang 55 SGK Sinh học 7
Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về cấu tạo ngoài của Giun đất
- Dưới da của giun có nhiều mạch máu
Hướng dẫn giải
- Vì ở bên dưới da có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da. Mà máu của giun đất có huyết sắc tố hay máu màu đỏ nên làm cho da giun có màu phớt hồng.
3. Giải bài 3 trang 55 SGK Sinh học 7
Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về cấu tạo ngoài của Giun đất
- Giun đất ăn thực vật và mùn đất
Hướng dẫn giải
- Vai trò của giun đất đối với trồng trọt là:
- Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối can-xi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây.
- Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
205 lượt xem
Ngày:19/08/2020
Chia sẻ bởi:Thi