Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 51: Nấm

Nấm là một nhóm thực vật có những đặc điểm khác biệt các nhóm thực vật. Để giúp các em có thể củng cố các kiến thức về nấm. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 6. Mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu dưới đây!

Giải bài tập SGK Sinh học 6 Bài 51: Nấm

A. Bài tập về nấm

1. Giải bài 1 trang 167 SGK Sinh học 6

Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có nấm lớn nhưng cũng có nấm rất bé, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

Hướng dẫn giải

- Cấu tạo mốc trắng: dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục.

- Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần sợi nấm và mũ nấm

  • Sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục.
  • Mũ nấm là cơ quan sinh sản.   

- Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử.

  • Mốc trắng: cuống của túi bào tử gắn với sợi nấm. Túi bào tử hình cầu, chứa các bào tử.
  • Nấm rơm: mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.

2. Giải bài 2 trang 167 SGK Sinh học 6

Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có nấm lớn nhưng cũng có nấm rất bé, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm của nấm giống vi khuẩn:

  • Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.
  • Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

3. Giải bài 3 trang 167 SGK Sinh học 6

Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có nấm lớn nhưng cũng có nấm rất bé, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: 

  • Có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.
  • Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.
  • Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.
  • Có khả năng sinh sản hữu tính

- Khác nhau:

Nấm Tảo

- Không có chất diệp lục nên sống theo kiểu dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh)

- Sinh sản bằng tiếp hợp

- Sống ở nơi đủ ẩm

- Có chất diệp lục nên có khả năng tự dưỡng

- Sinh sản bằng bào tử

- Sống trong nước

4. Giải bài 4 trang 167 SGK Sinh học 6

Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm.... các loại nấm mũ khác nhau.

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có nấm lớn nhưng cũng có nấm rất bé, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

Hướng dẫn giải

  • Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm có thể tìm thấy nấm mốc xanh, nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm báo mưa, nấm hại cây trồng...

B. Bài tập về nấm (tiếp theo)

1. Giải bài 1 trang 170 SGK Sinh học 6

Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Nấm là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
  • Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh những nấm có ích cũng có nhiêu nấm có hại.

Hướng dẫn giải

  • Phần lớn nấm là sinh vật dị dưỡng (lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác) bằng cách kí sinh, cộng sinh hoặc hoại sinh.
  • Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y).
  • Vì nấm không có diệp lục nên không thể tự tổng hợp được chất hữu cơ => nấm bắt buộc phải lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật khác. 

2. Giải bài 2 trang 170 SGK Sinh học 6

Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Nấm là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
  • Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh những nấm có ích cũng có nhiêu nấm có hại.

Hướng dẫn giải

  • Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Chúng giúp phân giải chất hữu cơ (xác động thực vật) thành chất vô cơ, vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới.
  • Nấm hoại sinh đóng góp tích cực trong chu trình tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên.

3. Giải bài 3 trang 170 SGK Sinh học 6

Kể một số nấm có lợi và một số nấm có hại cho người?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Nấm là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
  • Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh những nấm có ích cũng có nhiêu nấm có hại.

Hướng dẫn giải

  • Nấm có lợi: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. nấm rơm, mộc nhĩ...
  • Nấm có hại: nấm gây bệnh ở bắp ngô, nấm gây bệnh ở lá và củ khoai tây, nấm kí sinh trên lúa, nấm độc đỏ, nấm độc đen gây ngộ độc thực phẩm, nấm kí sinh trên người (hắc lào, nấm da đầu), nấm mốc làm hỏng thực phẩm...

4. Giải bài 4 trang 170 SGK Sinh học 6

Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Nấm
  • Nấm là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các chất hữu cơ có sẵn, nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
  • Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Bên cạnh những nấm có ích cũng có nhiêu nấm có hại.

Hướng dẫn giải

  • Các em có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm. Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.
Nấm hại lá hoa hồngNấm hại thân cây lan
Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM