Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật
Qua nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật. eLib cùng các em củng cố kiến thức và rèn luyện bài tập về Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 39 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu vai trò của pha sáng trong quang hợp?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại quang hợp ở pha sáng trong các nhóm thực vật C3, C4, CAM
Hướng dẫn giải
- Chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
- Giải phóng O2.
- Cung cấp ATP và NADPH cho pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Giải bài 2 trang 39 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Phân tích sự giống và khác nhau của quá trình cố định CO2 của ba nhóm thực vật.
Phương pháp giải
- Quá trình quang hợp chia thành 2 pha: Pha sáng và pha tối. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau chủ yếu trong pha tối.
Hướng dẫn giải
- Sự giống và khác nhau của quá trình cố định CO2 của ba nhóm thực vật.
+ Giống nhau ở pha sáng gồm:
- Quang lí: Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời => dạng kích thích
- Quang phân li nước: Sử dụng năng lượng mà diệp lục nhận được để phân li nước theo phương trình
- Quang hoá: Hình thành ATP, NADPH
+ Khác nhau ở pha tối:
3. Giải bài 3 trang 39 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM.
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này, các em cần xem lại các con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM thông qua các đặc điểm điều kiện xảy ra quang hợp: Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2.
Hướng dẫn giải
- Các con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật khác nhau chủ yếu có ý nghĩa thích nghi cho chúng trong môi trường sống:
+ Nhóm C3 quang hợp trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2bình thường.
+ Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có ánh sáng và nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nóng ẩm kéo dài, nồng độ CO2 thấp. Thực vật C4 trở nên thích nghi hơn, khi đó CO2 thấp phải có quá trình cố định CO2 hai lần. Lần 1 lấy nhanh CO2, lần 2 cố định CO2 trong chu trình Calvin để hình thành các hợp chất hữu cơ trong các tế bào bao bó mạch.
+ Sa mạc và bán sa mạc thiếu nước trầm trọng. Nhóm thực vật CAM thích nghi với tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng ban ngày, chúng nhận và cố định CO2 vào ban đêm. Quá trình quang hợp được thực hiện ở 2 không gian khác nhau.
4. Giải bài 4 trang 39 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Hãy chọn phương án trả lời đúng. Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Canvin:
A. Năng lượng ánh sáng.
B. CO2.
C. H2O.
D. ATP và NADPH.
Phương pháp giải
- Cố định CO2 ở thực vật C3. Pha tối (pha cố định CO2 diễn ra ở chất nền (strôma) của lục lạp.
+ Nguyên liệu: CO2 và sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH.
+ Sản phẩm: Cacbohidrat.
Hướng dẫn giải
- Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Canvin: ATP và NADPH.
- Đáp án D.
5. Giải bài 5 trang 39 SGK Sinh 11 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Ti thể và lục lạp đều
A. Tổng hợp ATP
C. Khử NAD+ thành NADH.
B. Lấy electron từ H2O
D. Giải phóng O2.
Phương pháp giải
- Ti thể và lục lạp đều là các loại bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực - Có màng kép bao bọc và bên trong là chất nền - Đều có nhiều loại enzim - Trong chất nền đều có chứa phân tử ADN dạng vòng - Số lượng thay đổi tùy theo loại tế bào.
Hướng dẫn giải
- Ti thể và Lục lạp đều tổng hợp ATP.
- Đáp án A.
6. Giải bài 6 trang 39 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Hãy chọn phương án trả lời đúng: Trong quang hợp các nguyên tử oxi của CO2 cuối cùng có mặt ở đâu?
A. O2 thải ra
B. Glucozơ
C. O2 và Glucozơ
D. Glucozơ và H2O
Phương pháp giải
- Ta có phương trình quang hợp: \(6C{O_2}\; + {\text{ }}6{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}{C_6}{H_{12}}{O_6}\; + {\text{ }}6{O_2}\)
+ Số nguyên tử ôxi trong H2O đó được tạo ra từ 6 nguyên tử oxi của CO2, số nguyên tử cacbon trong C6H12O6 đó được tạo ra từ 6 nguyên tử cabon của CO2.
Hướng dẫn giải
- Trong quang hợp các nguyên tử oxi của CO2 cuối cùng có mặt ở H2O và Glucozơ.
- Đáp án D.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 7: Quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 11: Hô hấp thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 15: Tiêu Hóa
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 16: Tiêu Hóa (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 17: Hô Hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 18: Tuần Hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân bằng nội môi