Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
Nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật dưới đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về các nguyên tố vi lượng, đa lượng... Mời các em cùng theo dõi bài học.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 21 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa các cách đó?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi trên các em xem lại sự hấp thụ nước và muối khoáng bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật sinh học 11 nâng cao. Hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động, lập bảng so sánh.
Hướng dẫn giải
- Các chất khoáng ở trong đất thường tồn tại dưới dạng hòa tan và phân li thành các ion mang điện tích dương (cation) và ion mang điện tích âm (anion). Chúng được hấp thụ vào cây qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có 2 cách hấp thụ các ion khoáng ở rễ là bị động và chủ động.
- Sự khác nhau giữa 2 cách hấp thụ này là:
2. Giải bài 2 trang 21 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu vai trò của các nguyên tố đại lượng: P, K, S?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại vai trò của các nguyên tố khoáng, vai trò của P, K, S. Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật sinh học 11 nâng cao
Hướng dẫn giải
- Vai trò của các nguyên tố:
- P: Thành phần của axit nucleic, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
- K: Tham gia hoạt hóa enzim, cân bằng nước, cân bằng ion.
- S: Là thành phần của protein, coenzim.
3. Giải bài 3 trang 21 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu vai trò chung của các nguyên tố vi lượng?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại vai trò của các nguyên tố khoáng, vai trò của nguyên tố vi lượng, bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật sinh học 11 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Vai trò của các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng:
+ Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim.
+ Chúng hoạt hóa cho các enzim này trong các quá trình trao đối chất của cơ thế.
+ Các nguyên tố vi lượng còn liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ - kim loại. Các hợp chất này có vai trò rất quan trọng trong các quá trình trao đổi chất. Ví dụ, Mg trong phân tử diệp lục, Cu trong xitôcrôm...
4. Giải bài 4 trang 21 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật?
Phương pháp giải
- Nếu hàm lượng các nguyên tố vi lượng thừa nhiều sẽ gây hại cho thực vật.
Hướng dẫn giải
- Cây chỉ cần một lượng rất nhỏ các nguyên tố vi lượng là vì: Các nguyên tố vi lượng trong cây không tham gia cấu trúc nên các bộ phận cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng là hoạt hóa các enzim trong quá trình trao đổi chất.
- Mặt khác, một vài nguyên tố vi lượng là kim loại nặng, nếu hàm lượng cao trong tế bào → có thể gây độc, gây bệnh cho cây.
5. Giải bài 5 trang 21 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Phương pháp giải
- Quá trình hấp thụ nước và khoáng có 2 hình thức: Thụ động và chủ động.
Hướng dẫn giải
- Quá trình hấp thụ các chất khoáng luôn luôn liên quan với quá trình hô hấp của rễ là vì: Quá trình hấp thụ các chất khoáng cần ATP và chất mang là sản phẩm của quá trình hô hấp của rễ.
6. Giải bài 6 trang 21 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Hãy chọn phương án trải lời đúng. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ bị động.
B. Khuếch tán.
C. Hấp thụ chủ động.
D. Thẩm thấu.
Phương pháp giải
- So sánh chênh lệch nông độ các chất giữa cây và dung dịch đất.
Hướng dẫn giải
- Do Ca2+ là nguyên tố thiết yếu trong cây, nồng độ trong cây cao hơn nồng độ trong đất nhưng cây vẫn hấp thụ thêm.
- Đáp án: C.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 7: Quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 11: Hô hấp thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 15: Tiêu Hóa
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 16: Tiêu Hóa (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 17: Hô Hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 18: Tuần Hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân bằng nội môi