Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người, gồm các bài tập: Vai trò của nuôi cấy phôi, giải thích tác hại của việc tránh thai không khoa học, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới, thông qua đó, giúp các em bám sát nội dung chương trình bài học, hoàn thành nội dung bài tập SGK.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 185 SGK Sinh học 11
- Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong sinh đẻ ở người?
Phương pháp giải
- Nuôi cấy phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization_IVF) là kỹ thuật quan trọng, giúp phôi phát triển tối ưu bên ngoài cơ thể.
Hướng dẫn giải
- Nuôi cấy phôi có thể giúp những cặp vợ chồng vô sinh có thể sinh con bằng chính huyết thống của mình.
2. Giải bài 2 trang 185 SGK Sinh học 11
- Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Phương pháp giải
- Đình sản ở nữ là cắt hoặc thắt ống dẫn trứng làm cho trứng không thể di chuyển xuống tử cung.
Hướng dẫn giải
- Nữ vị thành niên (từ 10 - 19 tuổi) không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên lựa chọn những biện pháp tránh thai khác vì: Đình sản là cắt ống dẫn trứng (ở nữ) làm cho trứng không thể di chuyển vào tử cung để thụ tinh. Sau khi đình sản, nếu muốn có con thì phải nối lại ống dẫn trứng, việc này tốn kinh phí rất lớn và khả năng phục hồi rất thấp. Sau khi đình sản thì gần như chắc chắn người nữ không thể có con được nữa.
3. Giải bài 3 trang 185 SGK Sinh học 11
- Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Phương pháp giải
- Phá thai gây những hậu quả xấu về sức khỏe. Giải thích tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ.
Hướng dẫn giải
- Nạo hút thai không được xem là biện pháp tránh thai vì nạo hút thai có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người phụ nữ như viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh... thậm chí tử vong.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật