Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài Tuần hoàn máu giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức về hệ tuần hòan ở động vật thông qua: cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Biết được một số dạng hệ tuần hoàn xuất hiện trong giới động vật chứng minh cho sự tiến hóa của hệ tuần hoàn qua từng giai đoạn phát triển của giới động vật.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 80 SGK Sinh học 11
Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
Phương pháp giải
Xem lại hệ tuần hoàn của động vật. Giải thích tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở.
Hướng dẫn giải
Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì:
- Hệ tuần hoàn của côn trùng không tồn tại hệ thống mạch máu chằng chịt như ở các loài động vật bậc cao khác.
- Hệ tuần hoàn của côn trùng có cấu tạo là hệ thống các xoang máu như xoang lưng, xoang bụng,.... Gọi là "mở" vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là "khoang máu" bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp.
2. Giải bài 2 trang 80 SGK Sinh học 11
Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát , chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
Phương pháp giải
Xem lại hệ tuần hoàn của động vật. Khái niệm hệ tuần hoàn kín.
Hướng dẫn giải
Hệ tuần hoàn của các loài này được gọi là hệ tuần hoàn kín vì
- Có máu chảy trong mạch kín.
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
3. Giải bài 3 trang 80 SGK Sinh học 11
Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
A. Cá xương, chim, thú
B. Lưỡng cư, thú
C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
D. Lưỡng cư, bò sát, chim
Phương pháp giải
Tim 2 hoặc 4 ngăn không có sự pha máu ở tim.
Hướng dẫn giải
Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim là cá xương, chim, thú
⇒ Đáp án A
4. Giải bài 4 trang 80 SGK Sinh học 11
Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.
Phương pháp giải
Xem lại hệ tuần hoàn của động vật, vận tốc máu trong hệ mạch.
Hướng dẫn giải
Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.
Tham khảo thêm
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến QH
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tt)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1