Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến QH
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 47 SGK Sinh học 11
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
Phương pháp giải
Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
Hướng dẫn giải
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:
- Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều.
- Khi nồng độ CO2 tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rât mạnh.
- Tại trị số nồng độ CO2 Thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù.
⇒ Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng. Tại diểm no ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.
Ngoài ra sự phụ thuộc của quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng...)
2. Giải bài 2 trang 47 SGK Sinh học 11
Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp.
Phương pháp giải
Xem lại các tác nhân ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật
Hướng dẫn giải
- Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp:
- Nước là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang hợp.
- Ngoài ra:
- Nước tham gia vào các phản ứng trong pha tối cùa quang hợp.
- Nước là tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để pha tối quang hợp có thể xảy ra.
- Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.
3. Giải bài 3 trang 47 SGK Sinh học 11
Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?
Phương pháp giải
Xem lại các tác nhân ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật
Hướng dẫn giải
- Sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha tối và pha sáng của quang hợp.
- Mỗi loài thực vật có 1 nhiệt độ tối ưu, tại nhiệt độ đó cường độ quang hợp là lớn nhất.
- Cường độ quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu, trên ngưỡng đó cường độ quang hợp giảm.
4. Giải bài 4 trang 47 SGK Sinh học 11
Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.
Phương pháp giải
Các nguyên tố khoáng thường có trong các hợp chất hữu cơ.
Hướng dẫn giải
- Nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp ví dụ:
- N, P, S: tham gia tạo thành enzim quang hợp.
- N, Mg: tham gia hình thành diệp lục.
- K: điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.
- Mn, Cl: liên quan đến quang phân li nước.
Tham khảo thêm
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- docx Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tt)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1