Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 33: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 33: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Giúp các em củng cố kiến thức, bám sát nội dung bài tập SGK, luyện tập phương pháp giải bài tập về Phân tích, so sánh quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 115 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Phân biệt sự khác nhau giữa 3 loại môi trường nuôi cấy.
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em cần xem lại các loại môi trường cơ bản Bài 33: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật SGK Sinh học 10 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Phân biệt 3 loại môi trường nuôi cấy:
+ Môi trường tự nhiên: Chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như cao thịt bò, pepton, cao nấm men...
+ Môi trường tổng hợp: Môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng hữu cơ có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ.
+ Môi trường bán tổng hợp: Môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biến thành phần và số lượng…
2. Giải bài 2 trang 115 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
Phương pháp giải
- Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu:
- Quang tự dưỡng.
- Hoá tự dưỡng.
- Quang dị dưỡng.
- Hoá dị dưỡng.
Hướng dẫn giải
- Định nghĩa và ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật:
+ Quang tự dưỡng: Là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng lượng từ ánh sáng. Ví dụ: Tảo, các vi khuẩn quang hợp.
+ Hoá tự dưỡng: Là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hoá học. Ví dụ: Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh, vi khuẩn hiđrô…
+ Quang dị dưỡng: Là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất hữu cơ và sử dụng năng lượng từ ánh sáng. Ví dụ: Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục.
+ Hoá dị dưỡng: Là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất hữu cơ và sử dụng năng lượng cũng từ các chất hữu cơ. Ví dụ: Hầu hết các vi sinh vật.
3. Giải bài 3 trang 115 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Phân biệt 3 kiểu chuyển hoá vật chất: Lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí.
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này học sinh cần xem lại quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng: Hô hấp và lên men Bài 33: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật SGK Sinh học 10 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Phân biệt 3 kiểu trao đổi chất ở vi sinh vật hoá dị dưỡng:
+ Lên men là sự phân giải cacbon hiđrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của một số chất nhận êlectrôn từ bên ngoài. Chất nhận êlectrôn ở đây thường là một chất trung gian hữu cơ xuất hiện trên con đường phân giải các chất dinh dưỡng ban đầu.
+ Hô hấp hiếu khí là chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng (màng tế bào chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực) tạo thành ATP, chất nhận êlectrôn cuối cùng thường là một chất vô cơ như O2.
+ Hô hấp kị khí là chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng (màng tế bào chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực) tạo thành ATP, chất nhận êlectrôn cuối cùng thường là chất vô cơ như NO3⁻, SO42⁻, CO2.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 34: Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật và ứng dụng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 35: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 36: Thực hành lên men êtilic
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 37: Thực hành lên men lactic