Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 30: Giảm Phân
eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 30: Giảm Phân. Giúp các em củng cố kiến thức và luyện tập kĩ năng làm bài tập về diễn biến, ý nghĩa của quá trình giảm phân. Mời các em cùng theo dõi
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 103 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Lập bảng so sánh giữa giảm phân và nguyên phân.
Phương pháp giải
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân về nơi xảy ra, diễn biến, các yếu tố tham gia, kết quả...
Hướng dẫn giải
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.
+ Điểm giống:
- Đều có thoi phân bào.
- Lần phân bào II của giảm phân diễn ra giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc (ở kì giữa) và tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực tế bào (ở kì sau).
+ Khác nhau:
2. Giải bài 2 trang 103 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các nhiễm sắc thể?
Phương pháp giải
- Liên quan đến sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu I.
Hướng dẫn giải
- Quá trình giảm phân lai tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp NST là vì: Ở kì đầu, diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST.
3. Giải bài 3 trang 103 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Nêu ý nghĩa của giảm phân
Phương pháp giải
- Ý nghĩa: Nhờ sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST, hiện tượng trao đổi đoạn và hoán vị gen đã tạo ra tính đa dạng và phong phú cho giao tử, từ đó xuất hiện các biến dị tổ hợp ở thế hệ sau.
Hướng dẫn giải
- Ý nghĩa của giảm phân:
+ Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) được phục hồi. Nếu không có giảm phân thì cứ sau một lần thụ tinh bộ nhiễm sắc thể của loài lại tăng gấp đôi về số lượng. Như vậy, các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt ổn định qua các đời, đảm bảo cho thế hệ sau mang những đặc điểm của thế hệ trước.
+ Sự phân li độc lập và trao đổi chéo đều của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc nhiễm sắc thể cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau. Chính đây là cơ sở tế bào học để giải thích nguyên nhân tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình đưa đến sự xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu dồi dào cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
4. Giải bài 4 trang 104 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Ở người 2n = 46, một tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân, xác định số nhiễm sắc thể kép, số cặp nhiễm sắc thể tương đồng (không tính đến cặp nhiễm sắc thể giới tính), số nhiễm sắc thể đơn và số tâm động trong tế bào ở từng kì.
Phương pháp giải
- Tế bào có bộ 2n tiến hành giảm phân.
+ Giảm phân I
- Kỳ đầu I: 1 Tế bào có bộ NST 2n NST kép, 2n tâm động, 4n Crômatít.
- Kỳ giữa I: 1 Tế bào có bộ NST 2n NST kép, 2n tâm động, 4n Crômatít.
- Kỳ sau I: 1 Tế bào có bộ NST 2n NST kép, 2n tâm động, 4n Crômatít.
- Kỳ cuối I: 2 Tế bào có bộ NST n kép, n tâm động, 2n Crômatít.
- Giảm phân II:
+ Kỳ đầu II: 1 Tế bào có bộ NST n kép, n tâm động, 2n Crômatít.
+ Kỳ giữa II: 1 Tế bào có bộ NST n kép, n tâm động, 2n Crômatít.
+ Kỳ sau II: 1 Tế bào có bộ NST 2n NST đơn, 2n tâm động.
+ Kỳ cuối II: 2 Tế bào có bộ NST n NST đơn, n tâm động.
Hướng dẫn giải
- Lần phân bào I:
- Tế bào ở kì đầu có 46 NST kép với 46 tâm động, 22 cặp NST tương đồng.
- Tế bào ở kì giữa có 46 NST kép với 46 tâm động, 22 cặp NST tương đồng.
- Tế bào ở kì sau có 46 NST kép với 46 tâm động, 22 cặp NST tương đồng.
- Tế bào ở kì cuối (TB con) 23 NST kép với 23 tâm động.
- Lần phân bào II:
- Tế bào ở kì đầu có 23 NST kép với 23 tâm động.
- Tế bào ở kì giữa có 23 NST kép với 23 tâm động.
- Tế bào ở kì sau có 46 NST đơn với 46 tâm động.
- Tế bào ở kì cuối (TB con) 23 NST đơn với 23 tâm động.
5. Giải bài 5 trang 104 SGK Sinh 10 Nâng cao
- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
a) Kì trung gian
b) Kì đầu lần phân bào I
c) Kì giữa lần phân bào I
d) Kì đầu lần phân bào II
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em xem lại nội dung giảm phân. Bài 30: Giảm phân SGK Sinh học 10 nâng cao.
Hướng dẫn giải
- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì đầu lần phân bào I.
- Đáp án b.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 28: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 29: Nguyên Phân
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 32: Ôn tập phần một và phần hai