Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật, giúp các em hoàn thành nội dung bài tập SGK, củng cố nội dung kiến thức bài học thông qua các dạng bài tập: Trình bày khái niệm giới sinh vật, phân loại giới sinh vật. Các bậc phân loại chính trong thang phân loại, Hình thành ý thức tham gia bảo tồn đa dạng sinh học.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật

1. Giải bài 1 trang 12 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật?

Phương pháp giải

- Xem lại giới và hệ thống phân loại 5 giới, trình bày khái niệm giới sinh vật, các giới sinh vật.

Hướng dẫn giải

- Giới được xem là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

- Có 5 giới sinh vật: Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật.

2. Giải bài 2 trang 12 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Hãy kể các bậc chính trong thang phân loại từ thấp đến cao.

Phương pháp giải

- Xem lại giới thiệu các giới sinh vật, kể tên các bậc chính trong thang phân loại từ thấp đến cao.

Hướng dẫn giải

- Các bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới.

- Ví dụ: Loài người (Himosapins), chi người (Homo), họ người (Homonidae), bộ linh trưởng (Primates), lớp thú (Mammalia), ngành Động vật có dây sống (Chordata), Giới Động vật (Animalia).

3. Giải bài 3 trang 12 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Hãy viết tên khoa học của hổ cho biết hổ thuộc loài tigris, thuộc chi Felis và tên khoa học của sư tử cho biết sư tử thuộc loài leo, thuộc chi Felis.

Phương pháp giải

- Tên khoa học của loài là một cụm gồm tên chi/giống trước, viết hoa, và tên loài phía sau, in nghiêng (có thể có thêm phần phụ).

Hướng dẫn giải

- Tên khoa học của hổ là Felis tigris, tên khoa học của sư tử là Felis leo.

4. Giải bài 4 trang 12 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Em phải làm gì để bảo tồn đa dạng sinh học.

Phương pháp giải

-Xem lại giới thiệu các giới sinh vật, từ đó hình thành ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.

Hướng dẫn giải

- Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là trách nhiệm của các nhà khoa học, các nhà quản lí, trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân trong đó có các em học sinh.

- Ở tuổi học sinh, các em cần phải tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ cây và các động vật trong khu vực (không phá tổ chim, bắt chim non...).

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM