Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 11: Axitnucleic (tt)

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 11: Axitnucleic (tt), giúp các em hoàn thành nội dung bài tập SGK, bám sát nội dung, củng cố kiến thức bài học, thông qua các dạng bài tập: Trình bày cấu trúc ARN, phân biệt các loại ARN, So sánh cấu trúc ADN và ARN.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Nâng Cao Bài 11: Axitnucleic (tt)

1. Giải bài 1 trang 40 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Trình bày cấu trúc phân tử rARN

Phương pháp giải

- Xem lại cấu trúc phân tử ARN, trình bày cấu trúc phân tử rARN.

Hướng dẫn giải

- Cấu trúc phân tử tARN: Phân tử tARN là một mạch pôliribônuclêôtit gồm từ 80 - 100 đơn phân quấn trở lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X). Mỗi phân tử tARN có một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã (một trong các thuỳ tròn) và đầu mút tự do (hình bên).

2. Giải bài 2 trang 40 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Phân biệt cấu trúc và chức năng các loại ARN

Phương pháp giải

- Xem lại cấu trúc phân tử ARN, phân biệt cấu trúc và chức năng các loại ARN.

Hướng dẫn giải

- Cấu trúc và chức năng các loại ARN:

+ Phân tử mARN là một mạch pôliribônuclêôtit (gồm hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân) sao chép đúng một đoạn mạch ADN nhưng trong đó U thay cho T. mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra chất tế bào, tham gia tổng hợp prôtêin ở ribôxôm.

+ Phân tử tARN là một mạch pôliribônuclêôtit (80 - 100 đơn phân) quấn trở lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo NTBS. Một phân tử tARN có một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã và đầu mút tự do.

  • tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin.

+ Phân tử rARN là một mạch pôliribônuclêôtit chứa hàng nghìn đơn phân trong đó 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung.

  • rARN là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribôxôm.

3. Giải bài 3 trang 40 SGK Sinh 10 Nâng cao

- So sánh ADN và ARN về cấu trúc và chức năng.

Phương pháp giải

- Xem lại cấu trúc ADN, cấu trúc ARN. Tiến hành lập bảng so sánh ADN và ARN về cấu trúc và chức năng.

Hướng dẫn giải

- So sánh ADN và ARN về cấu trúc và chức năng.

+ Giống nhau: Đều là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

+ Khác nhau giữa ADN và ARN:

4. Giải bài 4 trang 40 SGK Sinh 10 Nâng cao

- Hình 11.2 là ARN loại gì?

Phương pháp giải

-Xem lại cấu trúc ARN, cấu trúc cấu tạo ba loại ARN.

Hướng dẫn giải

- Hình 11.2 là mô hình cấu trúc phân tử tARN

Hình 11.2 Mô hình cấu trúc phân tử ARN

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM