Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập Sinh học vi sinh vật

eLib giới thiệu đến các em tài tiệu được biên soạn và tổng hợp. Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập Sinh học vi sinh vật, giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về vi sinh vật. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 33: Ôn tập Sinh học vi sinh vật

1. Giải bài 1 trang 129 SGK Sinh học 10

Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật được sơ đồ như sau:

Thay các số bằng tên các kiểu dinh dưỡng và cho ví dụ?

Phương pháp giải

- Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu.

+ Quang tự dưỡng.

+ Quang dị dưỡng.

+ Hóa tự dưỡng.

+ Hóa dị dưỡng.

Hướng dẫn giải

- Thay các số bằng tên các kiểu dinh dưỡng và ví dụ

  • 1. Quang tự dưỡng. Ví dụ: Vi khuẩn lam, tảo, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục...
  • 2. Quang dị dưỡng. Ví dụ: Vi khuẩn lưu huỳnh không chứa màu lục và màu tía.
  • 3. Hoá tự dưỡng. Ví dụ: Vi khuẩn nitrat, vi khuẩn oxi hoá lưu huynh, vi khuẩn oxi hoá hiđro.
  • 4. Hoá dị dưỡng. Ví dụ: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.

2. Giải bài 3 trang 129 SGK Sinh học 10

Tìm nội dung thích hợp điền vào ô trống hoàn thiện bảng sau:

Phương pháp giải

- Đại diện các hình thức hô hấp hoặc lên men:

+ Hiếu khí: Nấm, vi tảo...

+ Kị khí: Vi sinh vật khử lưu huỳnh, Vi khuẩn đường ruột..,

+ Lên men: Nấm men rượu, vi khuẩn lactic.

Hướng dẫn giải

3. Giải bài 1 trang 130 SGK Sinh học 10

- Giải thích các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? Nêu nguyên tắc nuôi cấy liên tục, ứng dụng?

Phương pháp giải

- Dựa vào nguồn thức ăn trong các pha.

+ Pha tiềm phát.

+ Pha lũy thừa.

+ Pha cần bằng.

+ Pha suy vong.

Hướng dẫn giải

- Các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:

+ Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

+ Pha lũy thừa: Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đén cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

+ Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

- Trong nuôi cấy không liên tục pha cân bằng là pha có thời gian của 1 hệ (g) không đổi.

- Nguyên tắc trong nuôi cấy liên tục: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1 lượng dịch nuôi cấy tương đương

- Ứng dụng: trong sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmon...

4. Giải bài 2 trang 130 SGK Sinh học 10

- Nói chung độ pH phù hợp nhất cho sinh trưởng của vi sinh vật như sau:

Em hãy tự nêu các môi trường tự nhiên thích hợp cho từng nhóm vi sinh vật trong bảng trên?

Phương pháp giải

- Xác định các điều kiện và môi trường sống phù hợp.

Hướng dẫn giải

- Môi trường tự nhiên thích hợp cho từng nhóm vi sinh vật trong bảng trên là:

5. Giải bài 1 trang 130 SGK Sinh học 10

- Vi khuẩn có thể hình thành loại bào tử nào? Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn? Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải

- Vi khuẩn có thể hình thành từ bảo tử:

+ Ngoại bào tử.

+ Bào tử đốt.

+ Nội bào tử.

Hướng dẫn giải

- Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử: Ngoại bào tử, bào tử đốt và nội bào tử.

  • Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
  • Bào tử đốt: Bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
  • Ngoại bào tử: Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

- Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn:

  • Bào tử sinh sản chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không chứa hợp chất canxi đipicolinat.
  • Nội bào tử có lớp vỏ dày và có hợp chất canxi đipicolinat giúp tế bào bền nhiệt.

- Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau:

  • Bào tử vô tính ở nấm là bào tử kín hoặc bào tử trần được hình thành từ sự phân chia nguyên nhiễm.
  • Bào tử hữu tính được hình thành qua sinh sản hữu tính.

6. Giải bài 2 trang 130 SGK Sinh học 10

- Nêu ví dụ ứng dụng sự sinh sản của vi sinh vật để phục vụ đời sống con người?

Phương pháp giải

- Xem xét các ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, y tế...

+ Bào tử nấm: Dùng làm nguyên liệu chế phẩm sinh học...

+ Vi khuẩn: Dùng trong kĩ thuật cấy gen...

Hướng dẫn giải

- Do có tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao, sự trao đổi chất có tính đa dạng, vi sinh vật đã được con người quan tâm khai thác như sau.

+ Bào tử nấm dùng làm nguồn nguyên liệu để thu nhận các chế phẩm như thực phẩm (tương), thức ăn bổ sung cho chăn nuôi, thuốc trừ sâu sinh học...

+ Vi khuẩn được dùng (phổ biến là E.Coli) trong kĩ thuật cấy gen sản xuất trên quy mô công nghiệp nhiều loại sản phẩm sinh học như: Axit amin, prôtêin, enzim, hoocmôn, kháng thể...

+ Chế biến và bảo quản một số thực phẩm cho người và gia súc: Dưa chua, nem chua, sữa chua...

7. Giải bài 1 trang 130 SGK Sinh học 10

- Đường dùng để nuôi cấy vi sinh vật và dùng để ngâm các loại quả. Vì sao lại có thể dùng đường với hai loại mục đích hoàn toàn khác nhau? Lấy ví dụ hợp chất khác có vai trò tương tự?

Phương pháp giải

- Dựa vào nồng độ đường sử dụng với mục đích khác nhau.

Hướng dẫn giải

- Người ta có thể dùng đường với hai mục địch khác nhau (nuôi cấy vi sinh vật và ngâm quả) là vì: Các chất cacbon hữu cơ như đường có thể là nguồn dinh dưỡng năng lượng cho vi khuẩn, nhưng nếu nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở sinh vật làm cho sinh vật chết.

- Ví dụ hợp chất có vai trò tương tự: Muối Nacl dùng ngâm hoa quả, muối mắm hoặc để nuôi cấy vi khuẩn Thiobacillus thiooxidans gồm có các thành phần như sau (g/l): (NH4)2SO4 - 0.4, MgSO4.7H2O - 0,5, FeSO4 - 0,01; KH2PO4 - 4, CaCl2 - 0,25, S- 10, pH: 7,0, khử trùng ở 121° C trong 20 phút. Các vi khuẩn này sử dụng CO2 trong không khí (hay hòa tan trong nước) để cung cấp nguồn carbon.

8. Giải bài 2 trang 130 SGK Sinh học 10

- Hãy lấy những ví dụ về các yếu tố vật lí có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Phân tích khả năng sử dụng một số yếu tố vật lí để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Phương pháp giải

- Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là:

+ Nhiệt độ.

+ Độ pH.

+ Độ ẩm.

+ Ánh sáng.

+ Áp suất thẩm thấu.

Hướng dẫn giải

- Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nhiệt độ, độ pH, độ ẩm và các tia tử ngoại...

- Ví dụ về các yếu tố vật lí có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật:

+ Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng: đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật...
+ Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứ nhiều nước là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Độ pH: Trong sữa chua, dưa muối có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi khuẩn kí sinh gây bệnh.
+ Ánh sáng: Nhà ở có đầy đủ ánh sáng thì sạch sẽ vì tia tử ngoại có khả năng diệt vi khuẩn
+ Áp suất thẩm thấu: Dùng muối ướp cá, ngâm rau củ quả... gây co nguyên sinh ức chế hoạt động sinh trưởng của vi sinh vật.

9. Giải bài 1 trang 131 SGK Sinh học 10

- Người ta nói virus nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống. Ý kiến của em như thế nào?

Phương pháp giải

- Tìm các đặc trưng vừa thể hiện tính sống vừa thể hiện tính không sống của virut.

Hướng dẫn giải

- Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống là vì chúng có tính chất ở giữa hai loại này

+ Đặc điểm vô sinh: Kích thước bé (18nm – 400 nm), không có cấu tạo tế bào (một số virus thực vật có thể bị biến thành tinh thể khi ở ngoài tế bào), không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng...

+ Đặc điểm của thể sống: Có tính di truyền đặc trưng, một số virus có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển...

10. Giải bài 2 trang 131 SGK Sinh học 10

- Tìm nội dung thích hợp để điền vào ô trống hoàn thiện bảng sau:

Phương pháp giải

- Xem cấu trúc các loại virut: về loại axit nucleic, vỏ capsit, vật chủ, phương thức lây truyền.

+ Virus HIV

+ Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus)

+ Virus phago T2.

+ Virus cúm (influenza virus)

Hướng dẫn giải

- Hoàn thiện bảng đặc điểm cấu tạo, vật chủ và phương thức lan truyền của một số loại virút.

11. Giải bài 3 trang 131 SGK Sinh học 10

- Cho sơ đồ sau:

Cho ví dụ minh họa từng loại miễn dịch

Phương pháp giải

- Miễn dịch đặc hiệu gồm:

+ Miễn dịch thể dịch: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể.

+ Miễn dịch tế bào: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức).

Hướng dẫn giải

- Ví dụ minh hoạ

(1): Miễn dịch thể dịch: Các kháng thể (Ig) dịch chuyển trong thể dịch hoặc nằm trên màng sinh chất của tế bào limpho.

(2): Miễn dịch tế bào: Nhờ các tế bào thực bào, các tế bào tìm diệt...

12. Giải bài 4 trang 131 SGK Sinh học 10

- Điền vào chỗ trống thuật ngữ (tập hợp từ) phù hợp nhất trong các câu sau:

+ Bệnh viêm gan B là do một loại virus được truyền chủ yếu qua đường ...

+ So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Một lợi thế rõ rệt là sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại ... và các ...

+ Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ hoặc .... hay .... hoặc ... nữa.

Phương pháp giải

- Xem lại ừng dụng của virút trong thực tiễn.

Hướng dẫn giải

- Đáp án điền từ:

+ Bệnh viêm gan B là do một loại virut được truyền chủ yếu qua đường máu.

+ So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Một lợi thế rõ rệt là sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại kháng thể và các lizozim.

+ Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ hoặc yếu hay ít hoặc không hoạt động nữa.

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM