Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 19: Giảm phân

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 19: Giảm phân, giúp các em hoàn thành nội dung bài tập SGK, thông qua các dạng bài tập: Trình bày khái niệm, quá trình giảm phân, ý nghĩa quá trình giảm phân, so sánh nguyên phân và giảm phân.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 19: Giảm phân

1. Giải bài 1 trang 80 SGK Sinh học 10

- Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I?

Phương pháp giải

- Xem lại quá trình giảm phân, mô tả tóm tắt diễn biến các chu kì của giảm phân 1.

Hướng dẫn giải

- Tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I:

+ Kì đầu I:

  • NST kép: Gồm 2 crômatit dính nhau tại tâm động. Các NST kép bắt đầu co xoắn lại.
  • Các NST kép bắt cặp tương đồng và có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau gọi là hiện tượng trao đổi chéo.
  • Thoi phân bào dần hình thành, màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

+ Kì giữa I:

  • Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
  • Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của 1 NST trong cặp tương đồng.

+ Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng sẽ trượt trên tơ vô sắc về 1 cực của tế bào.

+ Kì cuối I: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.

+ Kết quả GP1: 1TB (2n đơn) ⇒ 2TB (n kép).

2. Giải bài 2 trang 80 SGK Sinh học 10

- Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải

- Trong quá trình các NST ghép đôi, có thể xảy ra sự trao đổi chéo đoạn NST giữa 2 NST tương đồng.

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa bắt đôi của các NST tương đồng: Sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng. Do đó, tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở để tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

3. Giải bài 3 trang 80 SGK Sinh học 10

- Nêu sự khác biệt giữa nguyên nhân và giảm phân.

Phương pháp giải

- So sánh về đặc điểm sao chép NST, số lần phân bào, kết quả phân bào và vai trò.

Hướng dẫn giải

- Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân.

4. Giải bài 4 trang 80 SGK Sinh học 10

- Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân?

Phương pháp giải

- Xem lại quá trình giảm phân, trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân.

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa của quá trình giảm phân:

+ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp.

+ Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tế bào giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.

+ Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM