Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

eLib xin giới thiệu tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 7 để giúp các em củng cố và rèn luyện các kỹ năng về đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

1. Giải bài 1 trang 36 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Đột biến lệch bội và đa bội là gì?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Đột biến lệch bội: Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.
  • Ví dụ như người bị bệnh Đao: cặp NST số 21 có 3 chiếc – là thể lệch bội.

Hướng dẫn giải

  • Sự khác nhau giữa dạng lệch bội (biến đổi một hay một số cặp NST) và dạng đa bội (tăng bội số n lớn hơn hai của bộ NST).
  • Tự đa bội (tăng bội số n lớn hơn 2 lần bộ NST của loài) và dị đa bội (trong bộ NST gồm có hai bộ NST của loài khác nhau).

2. Giải bài 2 trang 36 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Nêu nguyên nhân phát sinh thể đột biến lệch bội và đa bội?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Đột biến lệch bội: Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.
  • Ví dụ như người bị bệnh Đao: cặp NST số 21 có 3 chiếc – là thể lệch bội.

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân phát sinh:

  • Lệch bội và tự đa bội là do các tác nhân vật lí, hoá học của môi trường ngoài hoặc do rối loạn của môi trường nội bào làm cản trở sự phân li một hay một số cặp NST (tạo lệch bội) hoặc toàn bộ NST (tạo đa bội).
  • Dị đa bội do lai xa kết hợp với tự đa bội hóa.

3. Giải bài 3 trang 36 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội. Nêu những ứng dụng của thể đa bội trong thực tiễn?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Đột biến lệch bội: Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.
  • Ví dụ như người bị bệnh Đao: cặp NST số 21 có 3 chiếc – là thể lệch bội.

Hướng dẫn giải

  • Phân biệt: 

  • Ứng dụng đa bội: ở thực vật cơ quan sinh dưỡng tế bào có kích thước lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng, đa bội lẻ không hạt và có một số đặc tính khác. Đa bội có thể tạo ra loài mới.

4. Giải bài 4 trang 36 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Trường hợp nào dưới đây thuộc thể lệch bội?

A. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó.

B. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 3n.

C. Tế bào sinh dưỡng thiếu một NST trong bộ NST.

D. Cả A và C.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Đột biến lệch bội: Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.
  • Ví dụ như người bị bệnh Đao: cặp NST số 21 có 3 chiếc – là thể lệch bội.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

5. Giải bài 5 trang 36 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Cơ thể sinh vật mà trong nhân tế bào sinh dưỡng có số lượng bộ NST tăng lên bội số nguyên lần (3n, 4n, 5n,...)  là dạng nào trong các dạng sau đây?

A. Thể lưỡng bội.

B. Thể đơn bội.

C. Thể đa bội.

D. Thể lệch bội.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Đột biến lệch bội: Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.
  • Ví dụ như người bị bệnh Đao: cặp NST số 21 có 3 chiếc – là thể lệch bội.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Ngày:23/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM