Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 49: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tt)
Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao do eLib tổng hợp sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về Sinh học 12. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 12. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Sống trong điều kiện khô hạn, thực vật và động vật có những đặc điểm thích nghi nào nổi bật?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về thích nghi của động vật với độ ẩm.
- Độ ẩm giữ vai trò quan trọng quyết định đến sự phân bố, mức độ phong phú của các loài sinh vật. Liên quan tới độ ẩm, sinh vật được chia thành 3 nhóm: ưa ẩm, ưa ẩm vừa và nhóm chịu hạn. Sống ở nơi khô hạn, sinh vật có những khả năng thích nghi đặc biệt: tích trữ nước, giảm sự thoát hơi nước, tăng khả năng tìm nước và trốn hạn.
Hướng dẫn giải
Trong điều kiện khô hạn, sinh vật thích nghi bằng cách:
- Ở thực vật:
- Tích trữ nước trong cơ thể: ở củ, rễ, thân, lá.
- Giảm sự thoát hơi nước: khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào mùa khô…
- Tăng khả năng tìm nước: rễ phát triển, có nhiều rễ phụ.
- Khả năng “trốn hạn”: cây tồn tại dưới dạng hạt dưới mặt đất vào mùa khô, vào mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh chóng ra hoa kết quả.
- Ở động vật:
- Giảm sự thoát hơi nước: bò sát có lớp vỏ sừng bao bọc. Động vật đồng nhiệt giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu.
- Thích nghi về sinh thái và tập tính: nhiều loài chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
- Sử dụng nước để trao đổi chất: quá trình sử dụng nước nhờ đốt cháy mỡ.
- Trên các hoang mạc nóng và khô, thân con vật có màu vàng (côn trùng, thằn lằn), ở nơi cực lạnh, thân lại có màu trắng (gấu trắng Bắc Cực).
2. Giải bài 2 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Thực vật và động vật có những biến đổi gì về hình thái để thích nghi với điều kiện gió lộng?
Phương pháp giải
Trong điều kiện gió lộng, thực vật và động vật phải thích nghi để không bị gió thổi bay, hoặc lợi dụng gió để bay hay phát tán hạt giống
Hướng dẫn giải
- Thực vật: nhiều phấn, phấn nhẹ, quả hạt có lông, cánh...để phát tán nhờ gió; cây thân thấp, bò, rễ bám sâu hoặc có thân rễ (đước), rễ phụ (đa, si…), bạnh rễ (lim, sấu...).
- Động vật: tiêu giảm cánh để khỏi bị bạt ra biển. Nhiều loài chim có cánh rộng, sải cánh dài để bay giỏi hay lượn giỏi…
3. Giải bài 3 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Những cây thích nghi với lửa có những đặc điểm gì nổi bật?
Phương pháp giải
Những cây thích nghi với lửa phải có cấu tạo chịu được nhiệt độ của lửa hoặc bảo tồn hạt giống, chồi non để tiếp tục mọc.
Hướng dẫn giải
Thích nghi với lửa tự nhiên: có vỏ chịu được lửa lướt qua, có thân ngầm dưới mặt đất, mặt nước.
4. Giải bài 4 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Những nhân tố sinh thái hữu sinh gồm những nhân tố nào?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về các nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái mà còn tác động trở lại, làm cho môi trường biến đổi, sự biến đổi càng mạnh khi sinh vật sống trong các tổ chức càng cao (quần thể, quần xã).
Hướng dẫn giải
Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm sinh vật và các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau (quan hệ hỗ trợ hay đối địch).
5. Giải bài 5 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy nêu lên tác động của sinh vật đưa đến những biến đổi của môi trường?
Phương pháp giải
- Xem lại Tác động của sinh vật trở lại môi trường.
- Sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái mà còn tác động trở lại, làm cho môi trường biến đổi, sự biến đổi càng mạnh khi sinh vật sống trong các tổ chức càng cao (quần thể, quần xã).
Hướng dẫn giải
- Sinh vật không chỉ bị chi phối bởi các nhân tố sinh thái mà còn tác động trở lại, làm giảm nhẹ tác động của các nhân tố đó và đưa đến sự biến đổi của môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình, ở các tổ chức càng cao (quần thể, quần xã), khả năng cải tạo môi trường của sinh vật càng mạnh.
- Cụ thể:
- Sản phầm của quá trình trao đổi chất và bài tiết của sinh vật đều thải ra môi trường, làm thay đổi môi trường. Ví dụ: mọc trên nền đất, cây làm thay đổi cấu trúc và thành phần hóa học của đất, làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ dưới tán cây. Giun làm đất tơi xốp, màu mỡ.
- Tác động cơ học như đào bới, xây đắp làm biến đổi hành tinh. Ví dụ: san hô với cơ thể rất nhỏ, với lối sống tập đoàn, hơn 500 triệu năm qua đã tạo nên những đảo, quần đảo khổng lồ trong đại dương.
- Con người không ngừng tác động vào tự nhiên để phục vụ cho đời sống của mình làm môi trường bị biến đổi, gây hiệu ứng nhà kính, tầng ôzôn bị thủng, ảnh hưởng lớn đến sinh vật và con người.
6. Giải bài 6 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho những loài chịu khô hạn?
A. Lá hẹp hoặc biến thành gai.
B. Trữ nước trong lá, trong thân hay trong củ, rễ.
C. Trên mặt lá có rất nhiều khí khổng.
D. Rễ rất phát triển để tìm nước.
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về sự tác động của các nhân tố sinh thái.
- Loài chịu khô hạn có các đặc điểm thích nghi chống lại sự mất nước, tìm và tích trữ lượng nước tìm được.
Hướng dẫn giải
Đặc trưng cho những loài chịu khô hạn là trên mặt lá có rất nhiều khí khổng.
Đáp án C
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 48: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật