Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 48: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao nhằm giúp các em vừa ôn tập các kiến thức đã học vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về thực vật ưa sáng và ưa bóng.
- So sánh cấu tạo cơ thể, nơi sống của từng nhóm thích nghi với các cường độ ánh sáng khác nhau.
Hướng dẫn giải
2. Giải bài 2 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết tại sao trong rừng cây lại phân tầng?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về thực vật ưa sáng và ưa bóng.
- Trong rừng cây có sự chênh lệch về điều kiện ánh sáng và nhu cầu ánh sáng của các nhóm cây là khác nhau.
Hướng dẫn giải
- Rừng nhiệt đới có 3 tầng chính; tầng cây chịu bóng ở đáy rừng, tầng cây ưa bóng và tầng cây ưa sáng. Tầng ưa sáng cao vượt lên hình thành các tầng vượt tán, ở rừng nhiệt đới có thể có 3 - 5 tầng vượt tán.
- Trong rừng cây phân tầng do nhu cầu ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố theo những tầng, lớp khác nhau. Sự phân tầng làm tăng khả năng sử dụng ánh sáng trong quần xã, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
3. Giải bài 3 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về thực vật ưa sáng và ưa bóng.
- Liên quan tới điều kiện chiếu sáng và sự thích nghi của nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày.
Hướng dẫn giải
Ý nghĩa sinh học của màu thân động vật: nhận biết đồng loại; tham gia vào việc giao duyên và sinh sản; ngụy trang; báo hiệu và dọa nạt kẻ thù.
4. Giải bài 4 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.
- Thích nghi với điều kiện chiếu sáng và nhu cầu ánh sáng khác nhau, thực vật có nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng; động vật có nhóm ưa hoạt động ban ngày và nhóm ưa hoạt động ban đêm, giữa hai nhóm này là những loài ưa hoạt động vào chiều tối hay sáng sớm.
Hướng dẫn giải
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất, tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí – sinh thái và tập tính của sinh vật.
- Liên quan đến nhiệt độ, sinh vật gồm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt. Kích thước của 2 nhóm này biến đổi khác nhau theo sự phân bố của chúng từ cực đến xích đạo.
- Ở sinh vật biến nhiệt: thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Sinh vật điều chỉnh thân nhiệt thông qua sự trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường. Nhiệt được tích lũy trong một giai đoạn phát triển hay cả đời sống tuân theo công thức: T = (x – k)n
- Trong đó:
T: Tổng nhiệt hữu hiệu ngày
x: Nhiệt độ môi trường
k: Nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển
n: Số ngày để hoàn thành một giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật
- Sinh vật đồng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường. Do vậy, nhóm này có khả năng phân bố rộng.
5. Giải bài 5 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng nhất) phân bố ở
A. trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm.
B. trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong mùa hè, băng tuyết trong mùa đông.
C. trong tầng nước sâu.
D. Bắc và Nam Cực băng giá quanh năm.
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về giới hạn nhiệt độ.
- Sinh vật rộng nhiệt là những sinh vật có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng, chúng vẫn có thể sinh sống ở khoảng nhiệt độ thấp đến cao.
Hướng dẫn giải
Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng nhất) phân bố ở trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm.
Đáp án B
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- doc Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 49: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tt)