Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 13: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 13 do eLib biên tập sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về sự tác động đa hiệu của gen. Đồng thời, tài liệu cũng sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng đã học!

Giải bài tập SGK Sinh 12 Nâng cao Bài 13: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen

1. Giải bài 1 trang 53 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Nêu các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Tương tác gen
  • Tương tác gen: Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gen không alen cùng quy định một kiểu hình.
  • " Bản chất: Là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen để tạo nên kiểu hình.

Hướng dẫn giải

  • Các kiểu tương tác giữa các gen alen: alen trội át hoàn toàn và không hoàn toàn alen lặn
  • Các kiểu tương tác giữa các gen không alen: tương tác theo kiểu bổ sung hay át chế, tác động cộng gộp.

2. Giải bài 2 trang 53 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Thế nào là tính đa hiệu của gen? Nêu cơ sở di truyền của biến dị tương quan.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Tương tác gen
  • Tương tác gen: Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gen không alen cùng quy định một kiểu hình.
  • " Bản chất: Là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen để tạo nên kiểu hình.

Hướng dẫn giải

  • Trường hợp một gen chi phối nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.
  • Trong các thí nghiệm trên đậu Hà lan, Menđen đã nhận thấy: thứ hoa tím thì có hạt màu nâu, trong nách lá có một châm đen; thứ hoa trắng có hạt màu nhạt, trong nách lá không có chấm.
  • Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy gen quy định cánh cụt đồng thời quy định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, trứng đẻ ít, tuổi thọ rút ngắn, ấu trùng yếu…
  • Ở người có một đột biến gen trội gây hội chứng Macphan: chân tay dài hơn, đồng thời thuỷ tinh thể ở mắt bị hủy hoại.
  • Gen đa hiệu là một cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối.
  • VD: màu lông trắng, da hồng, mắt đỏ là biểu hiện bị bạch tạng do đột biến gen lặn, làm mất khả năng tổng hợp sắc tỗ melanin quy định màu đen của lông và mắt.
  • Biến dị tương quan do biến đổi trong vật chất di truyền.

3. Giải bài 3 trang 53 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Khi lai bố mẹ thuần chủng về một cặp tính trạng tương phản được F1 chỉ mang một tính trạng của bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là tính trạng trội. Đúng hay sai tại sao?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Tương tác gen
  • Tương tác gen: Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gen không alen cùng quy định một kiểu hình.
  • " Bản chất: Là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen để tạo nên kiểu hình.

Hướng dẫn giải

  • Kết luận đó sai vì KH F1 có thể là tính trạng do sự tương tác của các gen không alen.

4. Giải bài 4 trang 53 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Khi lai thuận và nghịch hai thứ bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều quả dẹt, cho cây F1 giao phấn với nhau được F2 có 91 quả dẹt, 59 quả tròn, 10 quả dài. Xác định kiểu tác động của gen đối với sự hình thành hình dạng quả bí ngô.

Phương pháp giải

  • Xác định tỷ lệ kiểu hình F1
  • Xác định kiểu tương tác

Hướng dẫn giải

Tỉ lệ KH F2: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài = 16 tổ hợp = 4 × 4 → F1 dị hợp về 2 cặp gen ở cả bố và mẹ →  hình dạng quả bị chi phối bởi sự tương tác của 2 gen không alen, cụ thể nếu trong KG:

  • Có mặt 2 loại gen trội ( A-B-) tác động bổ trợ cho quả dẹt.
  • Có mặt 1 loại gen trội (A-bb hoặc aaB-) cho quả tròn.
  • Có mặt toàn gen lặn (aabb) cho quả dài.

5. Giải bài 5 trang 53 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bộ lông của gà được xác định bởi 2 cặp gen không alen di truyền độc lập. Ở một cặp, gen trội C xác định bộ lỏng màu, gen lặn c xác định bộ lông trắng, ở cặp gen kia, gen trội I át chế màu, gen lặn i không át chế màu.

Cho hai nòi gà thuần chùng lông màu CCii và lòng trắng ccII giao phối với nhau được gà F1. Cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? 

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Tương tác gen
  • Viết sơ đồ lai và xác định tỷ lệ đời con.

Hướng dẫn giải

  • Theo đề bài, tính trạng tuân theo tương tác át chế, gen I át chế các gen còn lại.
  • Sơ đồ lai:

P:        CCii     ×     ccII

GP:        Ci           cI

F1:               CcIi (100% lông trắng)

F1 × F1:        CcIi        ×        CcIi

GP:      CI, Ci, cI, ci       CI, Ci, cI, ci

F2:   (9 C-I- + 3ccI- + 3C-ii): lông màu + 1ccii: lông trắng

F2: 13 lông trắng : 3 lông màu

6. Giải bài 6 trang 53 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là

A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội.

B. tác động cộng gộp.

C. tác động át chế giữa các gen không alen.

D. tác động đa hiệu.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về Tương tác gen
  • Tương tác gen: Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gen không alen cùng quy định một kiểu hình.
  • " Bản chất: Là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen để tạo nên kiểu hình.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Ngày:23/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM