Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

Hướng dẫn Giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 28 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

1. Giải bài 1 trang 141 SGK Lịch sử 9

Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 - 1957 và 1958 - 1960, miền Bắc đã có những thay đổi gì?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính của SGK Lịch sử 9 trang 129, 131, 132 về các kết hoạch xây dựng đất nước những năm 1954 - 1957 và 1958 - 1960 để suy luận trả lời. 

Gợi ý trả lời

Sau khi thực hiện các kế hoạch 1954 - 1957 và 1958 - 1960, miền Bắc đã có những thay đổi cơ bản về mọi mặt:

- Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.

- Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ.

- Khối liên minh công nông được củng cố.

- Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.

- Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.

2. Giải bài 2 trang 141 SGK Lịch sử 9

Hậu phương miền Bắc đã chi viện như thế nào cho tiền tuyến miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965?

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 9 trang 138 về công tác chi viện cho miền Nam của chính quyền và nhân dân miền Bắc để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Về vật chất:

- Khối lượng lớn vũ khĩ, đạn dược, thuốc men,… được chuyển vào chiến trường miền Nam.

- Ngày càng có nhiều đơn vị vũ trang, nhiều cán bộ quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện đưa vào chiến trường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng.

- Miền Bắc tổ chức tiếp nhận vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ.

- Tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài,…

* Về tinh thần: là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang chiến đấu ở miền Nam.

3. Giải bài 3 trang 141 SGK Lịch sử 9

Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965).

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính được trình bày ở SGK Lịch sử 9 trang 140, 141 để lựa chọn ra các sự kiện tiêu biểu của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965).

Gợi ý trả lời

- Chống phá “bình định”

+ Năm 1962: Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, …

+ Cuối năm 1962: Trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Chính trị

+ Ngày 11 - 6 - 1963: Trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

+ Ngày 16 - 6 - 1963: 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

+ Ngày 1 - 11 - 1963: Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

- Quân sự

+ Ngày 2 - 1 - 1963: Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).

+ Đông - Xuân 1964 - 1965: Chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM