Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 22: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939
Dựa theo nội dung SGK Lịch Sử 9 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập trang 91 Sử 9. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 91 SGK Lịch sử 9
Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy phong trào cách mạng tiến tới?
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung chính về Đảng Cộng sản Đông Dương được trình bày ở SGK Lịch sử 9 trang 90 để trả lời.
Gợi ý trả lời
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu phù hợp dể đưa cuộc kháng chiến tiến lên:
* Chủ trương:
- Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.
- Ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945)
- Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
- Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
* Khẩu hiệu:
- Thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
- Đưa ra khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng” và khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
2. Giải bài 2 trang 91 SGK Lịch sử 9
Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật, cứu nước?
Phương pháp giải
Dựa trên những kiến thức đã học về nội dung được trình bày ở SGK môn Lịch Sử 9 về sự ra đời của mặt trận Việt Minh để rút ra nhận xét.
Gợi ý trả lời
Ra đời vào ngày 19/5/1941 nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã có uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, góp phần to lớn cho cao trào kháng Nhật cứu nước và tiến tới Tổng khởi nghĩa.
- Mặt trận Việt Minh đã trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biểu tình, mít tinh,…
- Tập dượt cho quần chúng đấu tranh, giác ngộ chính trị cho quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng và làm nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
- Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945