Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau CTTG thứ nhất
Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về Phong trào cách mạng Việt Nam sau CTTG thứ nhất cũng như cách vận để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập dưới đây. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 61 SGK Lịch sử 9
Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Phương pháp giải
Từ nội dung các kiến thức đã học về tính hình của Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất và SGK trang 60, 61 để suy luận trả lời.
Gợi ý trả lời
Khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:
- Những cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn từ Bắc chí Nam như:
+ Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
+ Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,… đã nổ ra.
+ Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8/1925).
- Mục đích đấu tranh: từ mục tiêu kinh tế (nghỉ ngày chủ nhật có trả lương) cho đến mục đích chính trị (ngăn cản tàu chiến Pháp mang quân sang đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc).
→ Ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng, chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Giải bài 2 trang 61 SGK Lịch sử 9
Cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Phương pháp giải
Dựa vào SGK Lịch sử 9 trang 60, 61 về cuộc bãi công Ba Son để phân tích, liên hệ.
Gợi ý trả lời
Cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có nhiều điểm mới trong phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo, gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập.
- Cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam.
→ Cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng (chuyển từ tự phát sang tự giác).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời