Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

Nhằm giúp các em học thật tốt môn Lịch sử 7, đội ngũ eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập trang 133 SGK bên dưới đây. Tài liệu gồm 3 câu hỏi với phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết đi kèm sẽ giúp các em học sinh vừa làm bài tập vừa đối chiếu với kết quả từ đó tự đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch ôn tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

1. Giải bài 1 trang 133 SGK Lịch sử 7

Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục 1 SGK Lịch sử trang 131, 132 để trả lời.

- Về kinh tế: ban hành “Chiếu khuyến nông”, bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, mở cửa ải, thông chợ búa.

- Về văn hóa, giáo dục: ban bố Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.

Hướng dẫn giải

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

→ Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa.

→ Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

* Về văn hóa, giáo dục:

- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

→ Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

2. Giải bài 2 trang 133 SGK Lịch sử 7

Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở SGK Lịch sử 7 trang 133 để nhận xét, đánh giá.

- Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

+ Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết

+ Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.

→ Ý nghĩa: tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.

Hướng dẫn giải

* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.

* Ý nghĩa:

- Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.

- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

- Thể hiện sức mạnh của đất nước Đại Việt thời đó.

3. Giải bài 3 trang 133 SGK Lịch sử 7

Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.

Phương pháp giải

Dựa vào những kiến thức đã học để trình bày một số nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung

Vua Quang Trung

- Năm 1771: Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn

- Từ năm 1773 đến năm 1777: lật đổ chính quyền ở Đàng Trong.

- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.

- Năm 1789: Tổng chỉ huy quân đội, đánh thắng quân Thanh

- Ngày 15-9-1792: Quang Trung qua đời.

Hướng dẫn giải

Những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:

- Năm 1771: Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai), trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.

- Từ năm 1773 đến năm 1777: Cùng nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Tháng 1-1783: Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Mùa hè năm 1786: Được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân (Huế), tiêu diệt quân Trịnh tại đây, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

- Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, chính quyền vua Lê cùng các thế lực phản loạn lần lượt bị dẹp bỏ.

- Tháng 12-1788: Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân - Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung.

- Năm 1789: Tổng chỉ huy quân đội, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

- Từ năm 1789 đến năm 1792: xây dựng chính quyền mới, đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội.

- Ngày 15-9-1792: Quang Trung đột ngột qua đời.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM