Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII

Mời các em cùng tham khảo tài liệu giải bài tập bài 23 trang 112, 116 SGK Lịch sử 7 được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu cung cấp nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, đầy đủ sẽ giúp các em ôn tập thật hiệu quả, chúc các em đạt kết quả cao trong các kì thi phía trước.

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII

1. Giải bài 1 trang 112 SGK Lịch sử 7

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII phát triển như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức cả bài 23 SGK Lịch sử 7 để trả lời.

- Nông Nghiệp: bị phá hoại nghiêm, ít quan tâm đến thuỷ lợi, ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

- Thủ công nghiệp: xuất hiện thêm nhiều làng thủ công.

- Thương nghiệp: Buôn bán phát triển, có chợ và phố xá, xuất hiện một số đô thị.

Hướng dẫn giải

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII:

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên),…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

2. Giải bài 2 trang 112 SGK Lịch sử 7

Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở mục 1 SGK trang 110 để lí giải. 

- Đất đai nhiều, màu mỡ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như: di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp, chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm...

Hướng dẫn giải

Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển, vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

→ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

3. Giải bài 3 trang 112 SGK Lịch sử 7

Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung chính ở SGK Lịch sử 7 trang 110-112 để lí giải. 

- Thương nghiệp trong và ngoài nước đều phát triển mạnh.

- Thủ công nghiệp Việt Nam cũng phát triển, hình thành các đô thị sầm uất.

Hướng dẫn giải

Vào thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện một số thành thị vì:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều cho thương nhân vào buôn bán tấp nập, các thuyền buôn nước ngoài đến đông và thành lập nên các thương điếm → thương nghiệp trong và ngoài nước đều phát triển mạnh.

- Thủ công nghiệp Việt Nam cũng phát triển, tụ họp buôn bán ở một nơi có vị trí địa lý thuận lợi, càng ngày càng đông nên hình thành các đô thị sầm uất.

→ Xuất hiện một số thành thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh)

4. Giải bài 1 trang 116 SGK Lịch sử 7

Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII. Có những điểm gì mới?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức cả bài để trả lời.

- Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều thành thị.

- Văn hóa: xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được ra đời.

- Văn học và nghệ thuật: xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, phát triển đa dạng nhiều loại hình tuồng, chèo...

Hướng dẫn giải

* Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

+ Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

- Thủ công nghiệp:

+ Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

- Thương nghiệp:

+ Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

+ Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

* Văn hóa

- Tôn giáo: Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

- Chữ viết: Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

- Văn học và nghệ thuật:

+ Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

+ Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...       

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...

5. Giải bài 2 trang 116 SGK Lịch sử 7

Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung SGK Lịch sử 7 trang 115, 116 để trả lời.

- Truyện dân gian xuất hiện nhiều.

- Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.

- Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn oát.

- Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng, phong phú.

Hướng dẫn giải

Sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII, biểu hiện:

- Các câu truyện dân gian như truyện Trạng Trình, Trạng Lợn,… truyện tiếu lâm.

- Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.

- Các loại hình biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.

- Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn như chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ,… với những nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.

- Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng, phong phú với các loại hình chèo, tuồng, hát ả đào,... Khắp nông thôn, đâu cũng có gánh hát.

6. Giải bài 3 trang 116 SGK Lịch sử 7

Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở SGK Lịch sử 7 trang 115, 116 để lí giải. 

- Nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Công thương nghiệp phát triển.

- Đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển.

Hướng dẫn giải

Nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao, vì:

- Đây là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả.

- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.

- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,…

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM