Giải bài tập SGK Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá

Để giúp các em học tập thật tốt môn Lịch sử 7 chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK trang 46, tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi liên quan đến bài 12, thông qua đó các em sẽ dễ dàng nắm bắt nội dung trọng tâm đã học hơn. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá

1. Giải bài 1 trang 46 SGK Lịch sử 7

Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản suất nông nghiệp?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 1 SGK Lịch sử 7 trang 44, 45 để trả lời.

- Chia đều ruộng đất cho nông dân

- Khuyến khích sản xuất nông nghiệp

- Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.

- Tiến hành: đào kênh mương, khai ngòi, phòng lụt,...

- Cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo.

Hướng dẫn giải

Để đẩy mạnh sản suất nông nghiệp, nhà Lý đã ban hành nhiều chính sách như:

- Đem chia đều ruộng đất cho nông dân cày cấy và người nông dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà vua.

- Hàng năm, các vua Lý đều về các địa phương tiến hành lễ cày “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nhân dân.

- Nhà Lý khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt,...

- Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

→ Nhờ những chính sách trên, nền nông nghiệp Đại Việt thời Lý phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

2. Giải bài 2 trang 46 SGK Lịch sử 7

Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 2 SGK Lịch sử 7 trang 45, 46 để trả lời.

- Thủ công nghiệp:

+ Ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài.

+ Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy

+ Xây dựng các công trình nổi tiếng

- Thương nghiệp:

+ Mở mang buôn bán nước ngoài

+ Lập các khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.

Hướng dẫn giải

* Thủ công nghiệp:

- Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

- Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…

* Thương nghiệp:

- Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.

- Ở vùng hải đảo và miền biên giới Lý - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.

- Hoạt động giao lưu buôn bán còn diễn ra với nhiều nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,…

- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất nhất. Do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hành hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

3. Giải bài 3 trang 46 SGK Lịch sử 7

Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức bài 12 SGK Lịch sử 7, suy luận để trả lời.

- Nông nghiệp phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

- Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt thúc đẩy nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

- Thương nghiệp kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Hướng dẫn giải

Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:

- Về nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân.

+ Đời sống nhân dân ổn định, người dân chuyên tâm vào các hoạt động thủ công nghiệp, làm ra nhiều mặt hàng chất lượng, tinh sảo.

+ Nông nghiệp phát triển cũng cung cấp nhiều mặt hàng nông sản để trao đổi, buôn bán, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

- Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt thúc đẩy nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

- Về thương nghiệp: Hoạt động thương nghiệp phát triển, nhu cầu về các mặt hàng ngày càng nhiều, kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp.

→ Như vậy, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

4. Giải bài 4 trang 49 SGK Lịch sử 7

Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 1 bài 12 SGK trang 47 so sánh, nhận xét.

- Giai cấp bóc lột tăng lên về số lượng.

- Giai cấp bị bóc lột phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nhiều nơi.

Hướng dẫn giải

So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, sự phân biệt giàu - nghèo cũng rõ ràng hơn.

- Giai cấp bóc lột: tăng lên về số lượng. Những hoàng tử, công chúa, quan lại hay một số ít dân thường có nhiều ruộng đất đều trở thành địa chủ.

- Giai cấp bị bóc lột: những người nông dân chiếm đa số trong xã hội nhưng lại bị địa chủ bóc lột và chèn ép. Người nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nhiều nơi.

5. Giải bài 5 trang 49 SGK Lịch sử 7

Giáo dục, văn hóa thời Lý phát triển ra sao?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính ở phần II SGK Lịch sử 7 trang 47 - 49 để trả lời.

- Giáo dục, tư tưởng: Nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

- Văn hóa: Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.

Hướng dẫn giải

Giáo dục, tư tưởng

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập.

- Tổ chức một số kì thi.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh, soạn sách Phật.

→ Đạo Phật rất phát triển.

Văn hóa

- Loại hình nghệ thuật dân gian phát triển: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật,...

- Kiến trúc: Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) → Có quy mô lớn và mang tính cách độc đáo.

- Điêu khắc tinh vi: hình rồng, sen,... Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa. Đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

→ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc - văn hoá Thăng Long.

6. Giải bài 6 trang 49 SGK Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở SGK Lịch sử 7 trang 48, 49, suy luận để trả lời.

- Loại hình nghệ thuật dân gian phát triển: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật,...

- Kiến trúc: Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) 

- Điêu khắc tinh vi: hình rồng, sen,... 

Hướng dẫn giải

- Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ.

- Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),… thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân.

- Các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,… cùng nhiều nhạc cụ dân tộc đặc sắc cũng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi.

→ Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM