Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 28: Ôn tập chương IV

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Ôn tập chương IV bên dưới đây, thông qua tài liệu này các em sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương IV, bên cạnh đó các em còn nắm được phương pháp giải các bài tập trang 77 SGK Lịch sử 6. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 28: Ôn tập chương IV

1. Giải bài 1 trang 77 SGK Lịch Sử 6

Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn lớn nào?

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và dựa vào những kiến thức đã học ở chương IV SGK Lịch sử 6 để trả lời.

Trải qua 4 giai đoạn chính

- Thời nguyên thủy

- Thời Văn Lang - Âu Lạc

- Thời kì Bắc thuộc 

- Đầu thế kỉ X.

Hướng dẫn giải

Từ nguồn gốc xa xưa cho đến thế kỉ X, lịch sử nước ta trải qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Thời nguyên thủy.

- Giai đoạn 2: Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.

- Giai đoạn 3: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.

- Giai đoạn 4: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X.

2. Giải bài 2 trang 77 SGK Lịch Sử 6

Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai? Thời dựng nước đầu tiên để lại cho đời sau những gì?

Phương pháp giải

Dựa vào những kiến thức đã học ở chương IV SGK Lịch sử 6 liên hệ để trả lời.

Thời Văn Lang vào khoảng thế kỉ VII TCN, tên nước là Văn Lang và vị vua đầu tiên gọi là vua Hùng.

Vị vua đầu tiên

Hướng dẫn giải

Thời đại dựng nước đầu tiên là thời Văn Lang:

* Thời Văn Lang:

- Thời gian: Khoảng thế kỉ VII TCN.

- Tên nước: Văn Lang.

- Vị vua đầu tiên: vua Hùng.

- Kinh đô: Bạch Hạc (Phú Thọ).

* Thời dựng nước đầu tiên đã để lại cho đời sau:

- Tổ quốc, đất nước.

- Thuật luyện kim, nghề trồng lúa nước, nghề chăn nuôi, các phong tục tập quán.

- Những bài học về chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập của Tổ quốc.

3. Giải bài 3 trang 77 SGK Lịch Sử 6

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc. Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và những kiến thức đã học để trả lời.

Một số cuộc khởi nghĩa như: khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905)...

Hướng dẫn giải

* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:

- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

4. Giải bài 4 trang 77 SGK Lịch Sử 6

Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?

Phương pháp giải

Từ những kiến thức đã học ở các bài học chương IV SGK Lịch sử 6 để trả lời.

Hình ảnh trận chiến trên sông Bạch Đằng:

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng

Hướng dẫn giải

Sự kiện lịch sử khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai với chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).

5. Giải bài 5 trang 77 SGK Lịch Sử 6

Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc.

Phương pháp giải

Dựa vào những kiến thức đã học để trả lời.

Những vị anh hùng: Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ ...

Hướng dẫn giải

Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc đó là: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền,...

6. Giải bài 6 trang 77 SGK Lịch Sử 6

Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta thời cổ đại.

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân kết hợp với kiến thức ở sách, báo, internet để trả lời.

Ví dụ: Trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa.

Trống đồng Đông Sơn

Khu di tích Thành Cổ Loa

Hướng dẫn giải

* Các công trình nghệ thuật lớn của nhân dân ta thời kì đó là:

- Trống đồng Đông Sơn.

- Thành Cổ Loa.

* Mô tả về trống đồng Đông Sơn:

- Trống đồng Đông Sơn là một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ.

- Nhiều chiếc trống loại này có quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện được trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước.

- Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.

- Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học.

- Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.

- Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM