Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Để học tốt hơn môn Lịch sử 6 mời các em cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK trang 7 bên dưới đây. Tài liệu được biên soạn gồm 2 câu hỏi có phương pháp giải và đáp án chi tiết bán sát chương trình SGK hiện hành. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập.

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

1. Giải bài 1 trang 7 SGK Lịch sử 6

Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay (2018).

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung chính được trình bày ở mục 3 SGK Lịch sử 6 trang 7, suy luận để trả lời

Công thức tính thời gian: 2018 - x = khoảng thời gian (theo năm)

Khoảng thời gian theo năm : 100 = khoảng thời gian theo thế kỉ.

- Khởi nghĩa Lam Sơn cách đây 589.

- Chiến thắng Đống Đa - Quang Trung đại phá quân Thanh cách đây 228.

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách đây 1977.

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 7 SGK Lịch sử 6

Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở SGK Lịch sử 6 trang 7, suy luận để lí giải.

- Dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất để tính lịch âm

- Sử dụng âm lịch để tổ chức ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ.

Hướng dẫn giải

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch, vì:

- Cơ sở tính âm lịch là dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ.

- Tổ tiên chúng ta từ xưa đã sử dụng âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ,... chúng ta đều dùng ngày âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày âm lịch tương ứng với ngày dương lịch.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM