Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
Để giúp các em học thật tốt môn Lịch sử 6, đội ngũ eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập 1, 2, 3 SGK trang 32 bên dưới đây. Thông qua tài liệu này các em vừa củng cố kiến thức, vừa nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 32 SGK Lịch sử 6
Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung SGK Lịch sử 6 trang 30 - 32 để trả lời.
Những nét mới về công cụ sản xuất như: loại hình công cụ, kĩ thuật mài, nguyên liệu chế tạo, kĩ thuật chế tạo... → Ý nghĩa
Hướng dẫn giải
* Những nét mới về công cụ sản xuất:
- Về loại hình công cụ: có hình dáng cân xứng hơn, nhiều hình dáng và kích cỡ.
- Về kĩ thuật mài: công cụ được mài rộng hơn (trước đây chỉ mãi lưỡi), nhẵn và sắc hơn.
- Về kĩ thuật làm đồ gốm: đẹp, tinh xảo hơn, in hoa văn hình chữ S nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau,... → thể hiện một trình độ tay nghề cao của người thợ làm đồ gốm thời ấy.
- Về nguyên liệu làm công cụ: đa dạng như đá, gỗ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
* Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng:
- Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
2. Giải bài 2 trang 32 SGK Lịch sử 6
Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung chính ở mục 3 SGK Lịch sử 6 trang 32 để nhận xét, đánh giá.
- Trở thành lương thực chính
- Ổn định về mặt đời sống kinh tế → phát triển đời sống tinh thần...
Hướng dẫn giải
Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng:
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai,...) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
3. Giải bài 3 trang 32 SGK Lịch sử 6
Hãy trình bày sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức cả bài, suy luận để trả lời.
So sánh trên các phương diện:
- Công cụ lao động
- Ngành nghề sinh sống
- Nghề thủ công
- Nơi ở
Hướng dẫn giải
Người Hòa Bình - Bắc Sơn
- Công cụ lao động:
+ Công cụ đá: rìu, bôn, chày. Biết mài đá.
+ Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.
- Ngành nghề sinh sống:
+ Trồng trọt.
+ Chăn nuôi.
- Nghề thủ công:
+ Làm đồ gốm.
+ Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vòng đá, chuỗi hạt bằng đất nung,…
- Nơi ở: Chủ yếu ở các hang động, mái đá, họ biết làm các túp lều lợp bằng cỏ hoặc lá cây.
Người Phùng Nguyên - Hoa Lộc
- Công cụ lao động:
+ Có hình dáng cân xứng hơn, nhiều hình dáng và kích cỡ.
+ Công cụ được mài rộng, nhẵn và sắc hơn.
+ Nguyên liệu làm công cụ đa dạng như đá, gỗ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ngành nghề sinh sống:
+ Trồng trọt: đặc biệt nghề nông trồng lúa nước ra đời.
+ Chăn nuôi.
+ Đánh cá.
- Nghề thủ công:
+ Đồ gốm có nhiều hoa văn đẹp, tinh xảo hơn, in hoa văn hình chữ S nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau,...
+ Làm đồ trang sức.
- Nơi ở: Định cư lâu dài, xây dựng xóm làng ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,…
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 14: Nước Âu Lạc
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp)
- doc Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và II