Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách SGK Lịch sử 11 Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh trang 30 được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây, mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

1. Giải bài 1 trang 30 SGK Lịch sử 11

Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 11 trang 27, 28 về Châu phi để suy luận trả lời.

Gợi ý trả lời

Những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Các nước thực dân châu Âu tiến hành quá trình xâm lược và thống trị các nước châu Phi.

- Dưới ách thống trị hà khắc của các nước thực dân, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra quyết liệt.

- Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên các phong trào đấu tranh đều thất bại. 

2. Giải bài 2 trang 30 SGK Lịch sử 11

Lập niên biểu quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: thời gian, tên nước, năm giành độc lập.

Phương pháp giải

Dựa vào SGK trang 29 Lịch Sử 11 về khu vực Mĩ Latinh để trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

Các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX

- Năm 1804: Ha-i-ti

- Năm 1830: Ê-cu-a-đo

- Năm 1816: Ác-hen-ti-na

- Năm 1811: Vê-nê-xu-ê-la, Pa-ra-goay

- Năm 1818: Chi-lê

- Năm 1819: Cô-lôm-bi-a

- Năm 1821: Pê-ru, Cô-xta-ra-a, Enxan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Hôn-đu-rát, Mê-hi-cô

- Năm 1822: Bra-xin

- Năm 1825: Bô-li-vi-a

- Năm 1828:: U-ru-goay

3. Giải bài 3 trang 30 SGK Lịch sử 11

Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh SGK Lịch sử 11 trang 30 để suy luận trả lời.

Gợi ý trả lời

Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh được biểu hiện:

- Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

- Năm 1889, tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” được thành lập, gọi tắt là Liên Mĩ, dưới sự chỉ huy của chính quyền Oa-sinh-tơn.

- Dùng sức mạnh quân sự để gây chiến tranh với các nước tư bản khác để tranh giành sự ảnh hưởng. Chẳng hạn, năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để sau đó chiếm Phi-lip-pin,  Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô,…

- Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ khống chế nền kinh tế các nước Mĩ Latinh bằng cách áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” để tiến tới khống chế về chính trị, lần lượt xâm chiếm các nước Mĩ Lainh.

- Mĩ từng bước biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình.

Ngày:16/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM