Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và CM ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CTTG thứ nhất

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 11 bài 23 Phong trào yêu nước và CM ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CTTG thứ nhất là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 11 được eLib sưu tầm, biên soạn và tổng hợp. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 11 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và CM ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CTTG thứ nhất

1. Giải bài 1 trang 145 SGK Lịch sử 11

Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?

Phương pháp giải

Từ nội dung chủ yếu của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và những kiến thức đã học để suy luận và trả lời

Gợi ý trả lời

Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh:

* Trong nước:

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi:

+ Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Xã hội: bên cạnh các giai cấp cũ, các lực lượng xã hội mới ra dời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản với những hệ tư tưởng mới.

- Một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư tưởng mới bên ngoài đã nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến.

- Tân thư, tân báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản.

* Thế giới, khu vực:

- Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển.

- Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công. Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới: dân chủ tư sản.

2. Giải bài 2 trang 145 SGK Lịch sử 11

Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp).

Phương pháp giải

Từ những nội dung chính của hai xu hướng: Bạo động của Phan Bội Châu và ải cách của Phan Chu Trinh tiến hành phân tích, so sánh những điểm giống và khác nhau giũa chúng.

Gợi ý trả lời

* Giống nhau:

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.

- Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hướng cách mạng tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.

- Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Phan Bội Châu

- Chủ trương:

+ “Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.

+ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.

- Biện pháp:

+ Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước

+ Bạo động, ám sát.

Phan Châu Trinh

- Chủ trương:

+  Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

+ Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.

- Biện pháp:

+ Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

+ Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.

+ Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM