Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn được eLib sưu tầm và tổng hợp dưới đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn

1. Giải bài 1 trang 129 SGK Lịch sử 10

Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn.

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 126, 127 về quá trình xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

- Bộ máy chính quyền được hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa. Tổ chức các đơn vị hành chính, cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 - 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

* Nhận xét:

- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

- Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

2. Giải bài 2 trang 129 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

Phương pháp giải

Từ những kiến thức đã học và nội dung SGK Lịch sử 10 trang 127, 128 để nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Gợi ý trả lời

3. Giải bài 3 trang 129 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 127, 128 về các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Giáo dục:

- Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

- Năm 1807, đã diễn ra khoa thi Hương đầu tiên.

- Năm 1822, khoa thi Hội đầu tiên được tổ chức.

* Tôn giáo:

- Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa giáo.

- Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển. Đình làng, đền thờ mọc lên ở khắp các xóm làng.

* Văn học:

- Văn học chữ Hán kém phát triển.

- Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

* Sử học:

- Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống.

- Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí,...

- Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.

* Kiến trúc: nổi bật là quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm: Nội thành Huế, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định, cột cờ Hà Nội,...

* Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ.

4. Giải bài 4 trang 129 SGK Lịch sử 10

Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 125-129 để đánh giá, nhận xét về những ưu, nhược điểm của các chính sách, bộ máy nhà nước của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Gợi ý trả lời

* Tích cực:

- Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

- Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.

- Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, ổn định tình hình đất nước, song hiệu quả chưa cao.

* Hạn chế:

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn thi hành nhiều chính sách sai lầm như:

+ Kìm hãm sự phát triển của ngoại thương.

+ Chính sách ngoại giao hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.

+ Chính sách cấm đạo khắt khe,...

→ Vì vậy, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM