Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

eLib mời các bạn tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII trong bài viết này. Chúc các bạn học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

1. Giải bài 1 trang 115 SGK Lịch sử 10

Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII được trình bày trong SGK Lịch sử 10 trang 112, 113 để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Thủ công nghiệp:

- Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,…

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

- Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

+ Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

+ Việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi cũng tăng lên.

- Ngoại thương:

+ Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

2. Giải bài 2 trang 115 SGK Lịch sử 10

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Phương pháp giải

Từ những kiến thức đã học, kết hợp với nội dung SGK Lịch sử 10 trang 112, 113 về sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII để trả lời.

Gợi ý trả lời

Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

- Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.

3. Giải bài 3 trang 115 SGK Lịch sử 10

Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào mục 4. Sự hưng khởi của các đô thị được trình bày ở SGK Lịch sử 10 trang 114, 115 để suy luận và trả lời.

Gợi ý trả lời

* Sự hưng khởi của các đô thị biểu hiện:

- Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

- Thăng Long - Kẻ Chợ với 36 phố phường và 8 chợ trở thành đô thị lớn của cả nước.

- Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà,... trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

- Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ hơn, phồn vinh một thời.

* Ý nghĩa:

- Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

- Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

4. Giải bài 4 trang 115 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết.

Phương pháp giải

Dựa vào sách, báo, internet để trả lời.

Gợi ý trả lời

Một số câu ca dao về nghề thủ công:

“ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”

“Tương Trúc làm nghề lược sừng,

Tự Khoát đan thúng, Vĩnh Trung làm giành”.

“Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

“Làng Đam thì bán mắm tôm

Làng Họa đan dó, làng Om quấn thừng”.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM