Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy

Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về Xã hội nguyên thủy cũng như cách vận dụng để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập dưới đây. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy

1. Giải bài 1 trang 11 SGK Lịch sử 10

Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung về thi tộc và bộ lạc được trình bày trong SGK Lịch sử 10 trang 9 phân tích để trả lời.

Gợi ý trả lời

Thị tộc có tính cộng đồng vì:

- Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấy cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.

- Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

→ Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà. Đó chính là tính cộng đồng của thị tộc.

2. Giải bài 2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp được trình bày trong SGK Lịch sử 10 trang 11 để trả lời.

Gợi ý trả lời

Tư hữu xuất hiện dẫn tới sự thay đổi lớn trong xã hội nguyên thủy:

- Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

- Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay thế gia đình mẫu hệ.

- Khi lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu - nghèo.

- Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên - xã hội cổ đại.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM