Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK môn Lịch Sử 10 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 65 SGK Lịch sử 10
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?
Phương pháp giải
Dựa vào SGK về những cuộc phát kiến địa lý đề phân tích và đưa ra câu trả lời.
Gợi ý trả lời
- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người:
+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2. Giải bài 2 trang 65 SGK Lịch sử 10
Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được trình bày ở SGK Lịch sử 10 trang 62 để trả lời.
Gợi ý trả lời
Thời hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì:
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ
→ Giai cấp tư sản đã tích lũy được số vốn ban đầu.
- Giai cấp tư sản còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền. Những người nông dân mất ruộng đất trở thành lao động làm thuê.
→ Từ đó hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
3. Giải bài 3 trang 65 SGK Lịch sử 10
Hãy nêu tính chất của phong trào Văn hóa Phục hưng?
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học về phong trào văn hóa Phục hưng và nội dung SGK Lịch sử 10 trang 63, 64 để phân tích, đánh giá.
Gợi ý trả lời
* Phong trào văn hóa Phục Hưng mang tính chất của một phong trào tư sản. Biểu hiện:
- Lãnh đạo: do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
- Kẻ thù: chống giáo hội và chống chế độ phong kiến.
- Mục tiêu:
+ Đổi mới về văn hoá và thủ tiêu sự kiểm soát của giáo hội đối với tư tưởng.
+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.
+ Đề cao tinh thần dân tộc.
- Kết quả:
+ Phong trào văn hóa Phục Hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
+ Cỗ vũ, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển hơn.
4. Giải bài 4 trang 65 SGK Lịch sử 10
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Cải cách tôn giáo?
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã được học về phong trào Cải cách tôn giáo kết hợp với nội dung được trình bày ở SGK Lịch sử 10 trang 64 để trả lời.
Gợi ý trả lời
* Đặc điểm:
- Chủ trương không thủ tiêu tôn giáo, mà chỉ dùng biện phá ôn hòa để tiến hành cải cách.
- Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.
- Phản ánh tính chất tư sản rõ nét.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến đã suy tàn.
- Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
5. Giải bài 5 trang 65 SGK Lịch sử 10
Ý nghĩa của cuộc Chiến tranh nông dân Đức?
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung chính của cuộc Chiến tranh nông dân Đức được trình bày ở trang 65 SGK Lịch sử 10 để trả lời.
Gợi ý trả lời
Cuộc chiến tranh nông dân Đức có ý nghĩa lớn lao:
- Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu, nó phản ánh lòng căm thù của quần chúng bị áp bức.
- Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu hiện thinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại Giáo hội và chế độ phong kiến.
- Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại