Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 33 SGK Hóa 9
Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:
a) Chất khí.
b) Chất kết tủa.
Viết phương trình hóa học.
Phương pháp giải
Với bài tập muối tác dụng với các chất, cần nắm các tính chất hóa học của muối sau đây:
a) Muối tác dụng với 1 chất tạo ra chất khí → chọn các muối cacbonat hoặc muối sunfit tác dụng với axit mạnh.
b) Ta dựa vào bảng tính tan của muối để chọn các muối không tan (BaSO4, AgCl, BaCO3…) hoặc bazơ không tan, từ đó tìm ra muối và chất tham gia phản ứng còn lại.
Hướng dẫn giải
Câu a: Dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra chất khí
Để tạo ra chất khí ta chọn các muối cacbonat hoặc muối sunfit tác dụng với axit mạnh:
Thí dụ:
CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O
Câu b: Dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra chất kết tủa
Ta dựa vào bảng tính tan của muối để chọn các muối không tan (BaSO4, AgCl, BaCO3…) hoặc bazơ không tan, từ đó tìm ra muối và chất tham gia phản ứng còn lại
Thí dụ:
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
Na2CO3 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaCO3↓
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4↓
2. Giải bài 2 trang 33 SGK Hóa 9
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.
Phương pháp giải
Để nhận biết các dung dịch muối, cần dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các muối để lựa chọn hóa chất và phương pháp nhận biết phù hợp.
Hướng dẫn giải
Để nhận biết các dung dịch CuSO4, AgNO3, NaCl:
Cho dung dịch NaOH vào từng mẫu thử đã được trích ra từ các dung dịch:
- Mẫu thử nào có hiện tượng có kết tủa màu trắng AgCl là AgNO3:
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
- Mẫu thử nào thấy kết tủa màu xanh là CuSO4:
NaOH + CuSO4→ Cu(OH)2 + Na2SO4
- Không có hiện tượng gì là dung dịch NaCl.
3. Giải bài 3 trang 33 SGK Hóa 9
Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:
a) Dung dịch NaOH; b) Dung dịch HCl; c) Dung dịch AgNO3.
Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.
Phương pháp giải
Với dạng bài tập xác định muối nào tác dụng được với chất cần ghi nhớ: điều kiện để muối tác dụng được với dung dịch axit hay dung dịch bazơ, hay muối là tạo ra được chất kết tủa hoặc chất bay hơi.
Hướng dẫn giải
Câu a: Cả hai muối tác dụng với dung dịch NaOH vì sản phẩm tạo thành có Mg(OH)2, Cu(OH)2 không tan
Mg(NO3)2 +2NaOH→2NaNO3 + Mg(OH)2↓
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2↓
Câu b: Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl vì không có chất kết tủa hay chất khí tạo thành.
Câu c: Chỉ có muối CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 vì sản phẩm tạo thành có AgCl không tan.
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu(NO3)2
4. Giải bài 4 trang 33 SGK Hóa 9
Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không.
Viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).
Phương pháp giải
Để hoàn thành bảng trên cần nắm điều kiện 2 muối tác dụng với nhau sản phẩm tạo ra có chất kết tủa.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học của các phản ứng:
Pb(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + PbCO3↓
Pb(NO3)2 + 2KCl → 2KNO3 + PbCl2↓
Pb(NO3)2 + Na2SO4 → 2NaNO3 + PbSO4↓
BaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + BaCO3↓
BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓
5. Giải bài 5 trang 33 SGK Hóa 9
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.
d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
Giải thích cho sự lựa chọn và viết phương trình hóa học nếu có.
Phương pháp giải
Đây là bài tập kim loại tác dụng với muối, ta cần nắm được tính chất hóa học của muối và hiện tượng tạo thành để chọn câu trả lời đúng.
Hướng dẫn giải
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo nên FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.
Phương trình hóa học:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
⇒ Chọn đáp án c.
6. Giải bài 6 trang 33 SGK Hóa 9
Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.
a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.
Phương pháp giải
Để giải quyết từng yêu cầu đề bài, ta thực hiện theo hướng sau:
a) Dựa vào chất sau phản ứng có kết tủa hay không kết tủa, màu sắc như thế nào → nêu được hiện tượng.
CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl↓
b) Tính số mol CaCl2 =? ; nAgNO3 = ?
Dựa vào phương trình hóa học xem chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư. Mọi tính toán theo chất phản ứng hết.
c) Công thức CM = n/V
Hướng dẫn giải
Câu a
Hiện tượng quan sát được: tạo ra chất không tan, màu trắng, lắng dần xuống đáy cốc đó là AgCl
Phương trình hóa học:
CaCl2 (dd) + 2AgNO3 → 2AgCl (r) + Ca(NO3)2 (dd)
Câu b
nCaCl2 = 2,22 / 111 = 0,02 (mol)
nAgNO3 = 1,7 / 170 = 0,01 (mol)
Ta có: 0,02 / 1 > 0,01 / 2 → CaCl2 hết, AgNO3 dư
nAgCl = nAgNO3 = 0,01 (mol)
Lượng chất rắn tạo thành:
mAgCl = 0,01 . 143,5 = 1,435 (g).
Câu c
Lượng AgNO3 tác dụng hết với CaCl2, số mol CaCl2 dư là:
nCaCl2 dư = 0,02 – 0,005 = 0,015 mol.
Do dung dịch thay đổi thể tích không đáng kể nên thể tích của dung dịch là:
Vdd = 0,03 + 0,07 = 0,1 (l)
Nồng độ các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng:
\(\\ C_{M_{CaCl_{2}}} =\frac{ 0,015 }{0,1} = 0,15 \ (M) \\ \\ C_{M_{Ca(NO_{3})_{2}}}= \frac{0,005}{0,1 } = 0,05 \ (M)\)
Tham khảo thêm
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 1: Tính chất HH của oxit và Khái quát về sự PL oxit
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 4: Một số axit quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 5: Luyện tập TCHH của oxit và axit
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ