Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập của bài Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn với cách làm đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

1. Giải bài 1 trang 67 SGK Hóa học 9

Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Lấy ba thí dụ về đồ vật bị ăn mòn kim loại xung quanh ta.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức trang 64- SGK Hóa 9 để trả lời

Liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày để lấy ví dụ

Hướng dẫn giải

Sự ăn mòn kim loại là: Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên .

Ba thí dụ về đồ vật bị ăn mòn kim loại xung quanh ta:

Thí dụ 1: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn.

Thí dụ 2: Các cầu như Tràng Tiền , Long biên bị gỉ nên phải sơn lại vỏ cầu hàng năm .

Thí dụ 3: Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.

2. Giải bài 2 trang 67 SGK Hóa học 9

Tại sao kim loại bị ăn mòn ? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại ? Lấy thí dụ minh hoạ.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức trang 65- SGK Hóa 9 để trả lời

Liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày để lấy ví dụ

Hướng dẫn giải

Kim loại bị ăn mòn là do: Trong không khí có chứa khí oxi, trong nước mưa thường chứa nhiều axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khác hòa tan. trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2... những chất này tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn  làm đồ vật bằng sắt bị gỉ.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại:

+ Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

Thí dụ: trong nước biển sắt, thép bị ăn mòn nhanh hơn so với trong không khí.

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ: nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.

Thí dụ: Vòi bên nước nóng của bình nóng lạnh bị ăn mòn nhanh hơn so với bên vòi nước lạnh.

3. Giải bài 3 trang 67 SGK Hóa học 9

Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

Nêu hai thí dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức trang 66 - SGK Hóa 9 để trả lời

Liên hệ với thực tế đời sống hàng ngày để lấy ví dụ

Hướng dẫn giải

Các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:

Biện pháp 1:  Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.Sơn, mạ, bôi dầu mỡ… lên trên bề mặt kim loại. Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

Thí dụ: Sơn lên cánh cửa, bôi dầu mỡ lên ô khóa để chống gỉ.

Biện pháp 2: Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn:cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken làm tăng độ  bền của thép.

Thí dụ: Cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken.

4. Giải bài 4 trang 67 SGK Hóa học 9

Sự ăn mòn kim loại là hiện tuợng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Lấy thí dụ chứng minh.

Phương pháp giải

Nhớ lại khái niệm hiện tượng vật lý và hóa học đã học ở lớp 8

Vận dụng kiến thức trang 66 - SGK Hóa 9 để trả lời

Hướng dẫn giải

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học, trong đó kim loại bị oxi hóa bởi các chất oxi hóa có trong môi trường, làm mất đi tính chất quý báu của kim loại.  

Thí dụ: sắt bị gỉ trong không khí ẩm vì đã xảy ra phản ứng hóa học

2Fe + O2 + 2H2→ 2Fe(OH)2

5. Giải bài 5 trang 67 SGK Hóa học 9

Hãy chọn câu đúng:

Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu:

A. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.

B. cắt chanh rồi không rửa.

C. ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày.

D. ngâm trong nước muối một thời gian.

Phương pháp giải

Dựa vào 2 biện pháp bảo vệ kim loại chống ăn mòn để trả lời, phân tích đúng sai để đưa ra lựa chọn phù hợp

Hướng dẫn giải

Con dao bằng thép không bị gỉ nếu sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.

⇒ Đáp án A.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM