Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 19: Sắt

Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK môn Hóa học 9 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 19: Sắt

1. Giải bài 1 trang 60 SGK Hóa học 9

Sắt có những tính chất hoá học nào ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học trang 59-60 sgk 9 để liệt kê các tính chất hóa học của Fe

Hướng dẫn giải

Tác dụng với phi kim

- Tác dụng với oxi.

3Fe + 2O→ Fe3O4 (oxit sắt từ, sắt có hóa trị II và III)

- Tác dụng với phi kim khác.

2Fe + 3Cl→ 2FeCl3

Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe(III) clorua (không cho Fe(II) clorua)

Tác dụng với dung dịch axit:

Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.

Fe + 2HCl → FeCl2, + H

Chú ý:

+ Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe(II) clorua (không cho Fe(III) clorua)

+ Sắt không tác dụng với HNO3, H2SOđặc, nguội.

Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn sắt.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

2. Giải bài 2 trang 60 SGK Hóa học 9

Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được các oxit riêng biệt:

Fe3O4 , Fe2O và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.

Phương pháp giải

- Điều chế Fe3O4 bằng các đốt cháy Fe trong oxi không khí

- Điều chế Fe2O3 qua 3 bước:

+ Điều chế FeCl3

+ Điều chế Fe(OH)3

+ Điều chế Fe2O3

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học điều chế Fe3Otừ Fe và O2

a) 3Fe + 2O→ Fe3O(nhiệt độ cao)

Phương trình hóa học điều chế Fe2Otừ Fe, Clvà NaOH

2Fe + 3Cl→ 2FeCl (nhiệt độ cao)

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

3. Giải bài 3 trang 60 SGK Hóa học 9

Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

Phương pháp giải

Dùng nam châm hút sắt hoặc cho dung dịch NaOH tác dụng với hỗn hợp Al, Fe

Hướng dẫn giải

- Cách 1: Có thể dùng nam châm hút sắt → tách riêng lấy Fe

- Cách 2: Bột sắt kim loại có lẫn tạp chất là nhôm. Phương pháp làm sạch sắt là hòa tan trong dung dịch NaOH dư, Al sẽ tan và còn lại là Fe nguyên chất

2Al + 2NaOH + 2H2O  → 2NaAlO2    + 3H2

Lọc bỏ dung dịch, chất rắn thu được là Fe.

4. Giải bài 4 trang 60 SGK Hóa học 9

Sắt tác dụng được với chất nào sau đây ?

a) Dung dịch muối Cu(NO3)2 

b) H2SO4 đặc, nguội;

c) Khí Cl2 ;

d) Dung dịch ZnSO4.

Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện, nếu có.

Phương pháp giải

Chú ý: Fe thụ động với  H2SO4 đặc, nguội

Hướng dẫn giải

Sắt không tác dụng với: H2SO4 đặc, nguội và dung dịch ZnSO4.

Sắt tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 và khí Cl2.

Phương trình hóa học:

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

5. Giải bài 5 trang 60 SGK Hóa học 9

Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

Phương pháp giải

Tính số mol CuSO4 = ?

Viết PTHH:   Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ (1) 

Chất rắn A gồm Cu và Fe dư. Cho tác dụng với HCl dư thì chỉ còn lại chất rắn là Cu

Dựa vào PTHH (1) tính được mol Cu từ mol CuS0→ mrắn = mCu = ?

b) PTHH:  FeSO4 + 2NaOH →  Na2SO4 + Fe(OH)2

Tính được số mol FeSO4  từ PTHH (1)

Dựa vào PTHH (2) tính được số mol của NaOH theo số mol của FeSO4 

Hướng dẫn giải

Số mol đồng sunfat = 1.0,01 = 0,01 mol

Phương trình hóa học giữa sắt dư với đồng sunfat:

Fe + CuS04 → FeS04 + Cu (1)

Phản ứng: 0,01  0,01 →  0,01     0,01     (mol)

a) Chắt rắn A gồm: Cu và Fe dư 

Phương trình hóa học của phản ứng giữa A với dung dịch HCl dư:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2    (2)

Chất rắn còn lại sau phản ứng (2) là Cu

Lượng chất rắn còn lại sau phản ứng (2) là  0,01.64 = 0,64 gam

b) Dung dịch B chứa  FeSO4 

Phương trình hóa học của phản ứng giữa dung dịch B với dd NaOH 1M:

FeSO4 + 2NaOH →  Na2SO4 + Fe(OH)(3)

Theo phương trình : số mol NaOH phản ứng = 0,02 mol

Thể tích dung dịch NaOH 1M  = \( \dfrac{n}{C_{M}}\) = \( \dfrac{0,02}{1}\) = 0,02 lit = 20ml

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM