Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 42 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về nồng độ dung dịch. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch

1. Giải bài 1 trang 145 SGK Hóa học 8

Bằng cách nào có được 200 g dung dịch BaCl2 5%?

A. Hòa tan 190 g BaCl2 trong 10 g nước.

B. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 190 g nước.

C. Hòa tan 200 g BaCl2 trong 10 g nước.

D. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 200 g nước.

Tìm kết quả đúng?

Phương pháp giải

Dùng công thức nồng độ tính số gam chất tan của  BaCl

mBaCl2 = (mddBaCl2.C%)100% =a(g)

=> Khối lượng nước có trong dung dịch BaCl2 = 200 - a = ? gam

Hướng dẫn giải

Khối lượng của chất tan  BaCl2 có trong dung dịch là: 

\({m_{BaC{l_2}}} = \frac{{200.5\% }}{{100\% }} = 10g\)

Khối lượng nước có trong dung dịch là: 200 - 10 = 190 (g)

Vậy hòa tan 10 gam BaCl2 vào 190 gam nước ta sẽ thu được 200 gam dung dịch BaCl2 5%.

Chọn đáp án B.

2. Giải bài 2 trang 145 SGK Hóa học 8

Tìm nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hòa tan 20 g KNO3. Kết quả sẽ là:

A. 0,233 M            

B. 23,3 M                  

C. 2,33 M                

D. 233 M

Tìm đáp số đúng.

Phương pháp giải

  • Bước 1: tìm số mol của KNO3 :  nKNO3 = 20/101 = a(mol)

  • Bước 2: Tìm nồng độ mol CM = n:V

Hướng dẫn giải

Số mol KNO3 có trong dung dịch là:

\({n_{KN{O_3}}} = \frac{{{m_{_{KN{O_3}}}}}}{{{M_{_{KN{O_3}}}}}} = \frac{{20}}{{(39 + 14 + 16.3)}} = 0,198(mol)\)

Nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hòa tan 20 g KNO3 là:

\({C_M} = \frac{{{n_{KN{O_3}}}}}{{{V_{KN{O_3}}}}} = \frac{{0,198}}{{0,850}} = 0,233(mol/l)\)

Vậy đáp A đúng.

3. Giải bài 3 trang 146 SGK Hóa học 8

Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch.

Phương pháp giải

Để tính nồng đọ mol ta dựa vào Công thức tính nồng độ mol CM = n/V (mol/l)

Hướng dẫn giải

Câu a: 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/l nên đổi 750ml = 0,75 lit

Nồng độ mol của dung dịch là:

\({C_M} = \frac{{{n_{KCl}}}}{{{V_{KCl}}}} = \frac{1}{{0,75}} = 1,33(mol/l)\)

Câu b: 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch

\({C_M} = \frac{{{n_{MgC{l_2}}}}}{{{V_{MgC{l_2}}}}} = \frac{{0,5}}{{1,5}} = 0,33(mol/l)\)

Câu c: 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch

Số mol CuSO4 là:

\({n_{CuS{O_4}}} = \frac{{{m_{CuS{O_4}}}}}{{{M_{CuS{O_4}}}}} = \frac{{400}}{{(64 + 32 + 16.4)}} = 2,5(mol)\)

Nồng độ mol của dung dịch là:

\({C_M} = \frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{V} = \frac{{2,5}}{4} = 0,625(mol/lit)\)

Câu d: 0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lit nên đổi 1500ml = 1,5 lit

Nồng độ mol của dung dịch là:

\({C_M} = \frac{{{n_{N{a_2}C{O_3}}}}}{V} = \frac{{0,06}}{{1,5}} = 0,04(mol/lit)\)

4. Giải bài 4 trang 146 SGK Hóa học 8

Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a. 1 lít dung dịch NaCl 0,5 M

b. 500 ml dung dịch KNO3 2 M

c. 250 ml dung dịch CaCl2 0,1 M

d. 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3 M

Phương pháp giải

Công thức tính số mol : n=CM.V  (mol)

Công thức tính khối lượng: m = n.M (g)

Hướng dẫn giải

Câu a: 1 lít dung dịch NaCl 0,5 M 

Số mol NaCl là:

\({C_M} = \frac{{{n_{NaCl}}}}{V} \Rightarrow {n_{NaCl}} = {C_M}.V = 0,5 . 1 = 0,5(mol)\)

Khối lượng NaCl:

mNaCl = nNaCl . MNaCl= 0,5 . (23 + 35,5) = 29,25 gam.

Câu b: 500 ml dung dịch KNO3 2 M

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lit nên đổi 500 ml = 0,5 lit

Số mol KNOlà:

\({C_M} = \frac{{{n_{KN{O_3}}}}}{V} \Rightarrow {n_{KN{O_3}}} = {C_M}.V = 2.0,5 = 1(mol)\)

Khối lượng KNOlà:

\({m_{KN{O_3}}} = {n_{KN{O_3}}}.{M_{KN{O_3}}} = 1.(39 + 14 + 48) = 101(gam)\)

Câu c: 250 ml dung dịch CaCl2 0,1 M

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lit nên đổi 250ml = 0,25 lit

Số mol CaCllà: 

\({C_M} = \frac{{{n_{CaC{l_2}}}}}{V} \Rightarrow {n_{CaC{l_2}}} = {C_M}.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)\)

Khối lượng CaCl2 là:

\({m_{CaC{l_2}}} = {n_{CaC{l_2}}}.M = 0,025(40 + 35,5.2) = 2,775(gam)\)

Câu d: 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3 M

Số mol Na2SO4 là:

\({C_M} = \frac{{{n_{N{a_2}S{O_4}}}}}{V} \Rightarrow {n_{N{a_2}S{O_4}}} = {C_M}.V = 0,3.2 = 0,6(mol)\)

Khối lượng Na2SOlà:

\({m_{N{a_2}S{O_4}}} = {n_{N{a_2}S{O_4}}}.{M_{N{a_2}S{O_4}}} = 0,6.(23.2 + 32 + 16.4) = 85,2(gam)\)

5. Giải bài 5 trang 146 SGK Hóa học 8

Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a) 20 g KCl trong 600 g dung dịch.

b) 32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch.

c) 75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch.

Phương pháp giải

Công thức tính nồng độ phần trăm: C%=mctan/mdd.100%

Hướng dẫn giải

Câu a: 20 g KCl trong 600 g dung dịch

Nồng độ phần trăm của dung dịch:

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%  = \frac{{20}}{{600}}.100\%  = 3,33\% \)

Câu b: 32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch

Nồng độ phần trăm của dung dịch:

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%  = \frac{{32}}{{2000}}.100\%  = 1,6\% \)

Câu c: 75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch

Nồng độ phần trăm của dung dịch:

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%  = \frac{{75}}{{1500}}.100\%  = 5\% \)

6. Giải bài 6 trang 146 SGK Hóa học 8

Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9 M.

b) 50 g dung dịch MgCl2 4%.

c) 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M.

Phương pháp giải

a), c) công thức tính số mol n=CM.V

=> m= n.M

b) C%=mctan/mdd.100%

Hướng dẫn giải

Câu a: 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9 M

Số mol chất tan cần dùng là:

\({C_M} = \frac{{{m_{NaCl}}}}{V} \Rightarrow {m_{NaCl}} = {C_M}.V = 0,9.2,5 = 2,25(mol)\)

Số gam chất tan cần dùng:

\({m_{NaCl}} = {n_{NaCl}}.{M_{NaCl}} = 2,25.(23 + 35,5) = 131,625(gam)\)

Câu b: 50 g dung dịch MgCl2 4%

Số mol chất tan cần dùng:

\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \Rightarrow {m_{ct}} = \frac{{C\%{m_{dd}}}}{{100\% }} = \frac{{4\% .50}}{{100\% }} = 2(gam)\)

Câu c: 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lit nên đổi 250ml thành 0,25 lit

Số mol chất tan cần dùng:

\({C_M} = \frac{{{n_{MgS{O_4}}}}}{V} \Rightarrow {n_{MgS{O_4}}} = {C_M}.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)\)

Số gam chất tan cần dùng:

\({m_{MgS{O_4}}} = {n_{MgS{O_4}}}.{M_{MgS{O_4}}} = 0,025.120 = 3(gam)\)

7. Giải bài 7 trang 146 SGK Hóa học 8

Ở nhiệt độ 250C độ tan của muối ăn là 36 g, của đường là 204 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên?

Phương pháp giải

Tính khối lượng dung dịch muối ăn: 

mdd muối = mmuối + mH2O = 36 + 100 = ? (gam)

mdd đường = mđường + mH2O = 204 + 100 = ? (gam)

C%=mctan/mdd.100%

Hướng dẫn giải

Nồng độ phần trăm của dung dịch muối:

\(C{\% _{muoi}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% = \frac{{36}}{{36 + 100}}.100\% = 26,47\% \)

Nồng độ phần trăm của dung dịch đường:

\(C{\% _{duong}} = \frac{{204}}{{(204 + 100)}}.100\% = 67,1\% {\text{ }}\)

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM