Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 10: Hóa trị
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập về quy tắc hóa trị và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 37 SGK Hóa 8
a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử) là gì?
b) Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần nắm được khái niệm hóa trị và quy định về hóa trị.
Hướng dẫn giải
a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
2. Giải bài 2 trang 37 SGK Hóa 8
Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:
a) KH, H2S, CH4.
b) FeO, Ag2O, SiO2.
Phương pháp giải
Để xác định hóa trị của các nguyên tố cần ghi nhớ:
Quy tắc hóa trị x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′
Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
Hướng dẫn giải
Câu a: Xác định hóa trị của KH, H2S, CH4
- KH:
Gọi x là hóa trị của K: \(\mathop K\limits^x \mathop H\limits^I \)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.1 = I.1 ⇒ x = I
Vậy hóa trị của K là I.
Tương tự:
- H2S: H có hóa trị I ⇒ S có hóa trị II.
- CH4: H hóa trị I ⇒ C hóa trị IV.
Câu b: Xác định hóa trị của FeO, Ag2O, NO2
- FeO:
Gọi hóa trị của Fe là x: \(\mathop {Fe}\limits^x \mathop O\limits^{II} \)
Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.1 = II.1 ⇒ x = II
Vậy hóa trị của Fe là II.
Tương tự:
- Ag2O: O hóa trị II ⇒ Ag hóa trị I.
- SiO2: O hóa trị II ⇒ Si hóa trị IV.
3. Giải bài 3 trang 37 SGK Hóa 8
a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm thí dụ.
b) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra công thức hóa học trên là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
Phương pháp giải
Để xác định hóa trị của các nguyên tố cần ghi nhớ:
Quy tắc hóa trị x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′
Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
Hướng dẫn giải
Câu a
- Quy tắc hóa trị đối với hợp chất chứa hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Thí dụ:
+ Trong KH, K có chỉ số là 1, hóa trị là I; H có chỉ số là 1 và hóa trị là I. Ta có: 1.I = 1.I
+ Trong Ag2O, Ag có chỉ số là 2, hóa trị là I; O có chỉ số là 1, hóa trị là II. Ta có: 2.I = 1.II
Câu b
Công thức hóa học K2SO4, K có chỉ số là 2, hóa trị I; nhóm (SO4) có chỉ số là 1, hóa trị II. Ta thấy:
I.2 = II.1
Vậy công thức hóa học K2SO4 đúng theo quy tắc hóa trị.
4. Giải bài 4 trang 38 SGK Hóa 8
a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I:
ZnCl2, CuCl, AlCl3.
b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.
Phương pháp giải
Để xác định hóa trị của các nguyên tố cần ghi nhớ:
Quy tắc hóa trị x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′
Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
Hướng dẫn giải
Theo quy tắc hóa trị ta có:
Câu a
+ Gọi a là hóa trị của Zn
Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 2.I => a = II.
Vậy Zn có hóa trị II
+ Gọi a là hóa trị của Cu
Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 1.I => a = I.
Vậy Cu có hóa trị I
+ Gọi a là hóa trị của Al
Theo quy tắc hóa trị ta có: 1.a = 3.I => a = III.
Vậy Al có hóa trị III
Câu b
Trong công thức hóa học FeSO4: Gọi hóa trị của Fe là a, nhóm (SO4) có hóa trị II nên theo quy tắc hóa trị ta có:
1.a = 1.II => a = II
Vậy Fe có hóa trị II trong hợp chất FeSO4
5. Giải bài 5 trang 38 SGK Hóa 8
a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau: P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O.
b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
Na (I) và (OH) (I) ; Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3) (I).
Phương pháp giải
Để xác định công thức hóa học của hợp chất ta dựa vào quy tắc hóa trị:
Quy tắc hóa trị x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′
Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
Hướng dẫn giải
Câu a
- P (III) và H (I):
Giả sử công thức là PxHy
Theo quy tắc hóa trị: III.x = I.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{I}{{III}} = \frac{1}{3}\)
Vậy công thức hóa học là: PH3.
- C (IV) và S (II):
Giả sử công thức là CxSy
Theo quy tắc hóa trị: IV.x = II.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{1}{2}\)
Vậy công thức hóa học là CS2.
- Fe (III) và O:
Giả sử công thức là FexOy
Theo quy tắc hóa trị: III.x = II.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3}\)
Vậy công thức hóa học là Fe2O3.
Câu b
- Na (I) và (OH) (I):
Giả sử công thức là: Nax(OH)y
Theo quy tắc hóa trị: I.x = I.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{I}{I} = \frac{1}{1}\)
Vậy công thức hóa học là NaOH.
- Cu (II) và (SO4) (II):
Giả sử công thức là: Cux(SO4)y
Theo quy tắc hóa trị: II.x = II.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{II}} = \frac{1}{1}\)
Vậy công thức hóa học là CuSO4.
- Ca (II) và (NO3) (I):
Giả sử công thức là: Cax(NO3)y
Theo quy tắc hóa trị: II.x = I.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2}\)
Vậy công thức hóa học là Ca(NO3)2.
6. Giải bài 6 trang 38 SGK Hóa 8
Một số công thức hoá học viết như sau:
MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.
Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.
Phương pháp giải
Để xác định công thức hóa học đúng hay sai, ta dựa vào quy tắc hóa trị:
Quy tắc hóa trị x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′
Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
Hướng dẫn giải
- MgCl:
Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 ≠ 1.I ⇒ Công thức MgCl sai
Gọi công thức là MgxCly
Theo quy tắc hóa trị: II.x = I.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{I}{{II}} = \frac{1}{2}\)
Vậy công thức hóa học đúng là MgCl2.
- KO:
Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 ≠ II.1 ⇒ Công thức KO sai
Gọi công thức là KxOy
Theo quy tắc hóa trị: I.x = II.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{I} = \frac{2}{1}\)
Vậy công thức hóa học đúng là K2O.
- CaCl2:
Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 = I.2 ⇒ Công thức CaCl2 đúng.
- NaCO3:
Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 ≠ II.1 ⇒ Công thức Na2CO3 sai
Gọi công thức là Nax(CO3)y
Theo quy tắc hóa trị: I.x II.y ⇒ \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{I} = \frac{2}{1}\)
Vậy công thức hóa học đúng là Na2CO3.
7. Giải bài 7 trang 38 SGK Hóa 8
Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức cho sau đây: NO, N2O3, N2O, NO2.
Phương pháp giải
Để chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ, ta dựa vào quy tắc hóa trị:
Quy tắc hóa trị x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′
Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
Hướng dẫn giải
Gọi công thức hóa học là: NxOy
Theo quy tắc hóa trị: x.IV = y.II \( \to \frac{x}{y} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{1}{2}\)
Công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị là: NO2.
8. Giải bài 8 trang 38 SGK Hóa 8
a) Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 (trang 42, 43).
b) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức cho sau đây:
A. BaPO4
B. Ba2PO4
C. Ba3PO4
D. Ba3(PO4)2
Phương pháp giải
Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị và lập công thức hóa học:
Quy tắc hóa trị x. a = y. b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học, chuyển thành tỉ lệ: x/y=b/a=b′/a′
Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).
Hướng dẫn giải
Câu a
Hóa trị của Ba là II, nhóm (PO4) là III.
Câu b
Gọi công thức hóa học là: Bax(PO4)y
Theo quy tắc hóa trị: x.II = y.III
→ \(\frac{x}{y} = \frac{{III}}{{II}} = \frac{3}{2}\)
Vậy công thức hóa học đúng là Ba3(PO4)2
⇒ Đáp án D.
Tham khảo thêm
- docx Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 2: Chất
- docx Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 4: Nguyên tử
- docx Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
- docx Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất- Phân tử
- docx Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 8: Luyện tập 1
- docx Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 9: Công thức hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 11: Luyện tập 2