Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 6: Saccarozơ
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 6 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của saccarozơ. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 38 SGK Hóa 12 nâng cao
Chọn phát biểu đúng: Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit
A. Được ghi theo chiều kim đồng hồ.
B. Được bắt đầu từ nhóm -CH2OH.
C. Được bắt đầu từ C liên kết với cầu O nối liền 2 gốc monosaccarit.
D. Được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành.
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành.
Hướng dẫn giải
Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành.
⇒ Đáp án D.
2. Giải bài 2 trang 38 SGK Hóa 12 nâng cao
Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng là saccarozơ, mantozơ, etanol và fomanđehit, người ta có thể dùng một trong các hóa chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2/OH-
B. AgNO3/NH3
C. H2/Ni
D. Vôi sữa
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất đặc trưng của các chất để lựa chọn thuốc thử phù hợp.
Hướng dẫn giải
Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng là saccarozơ, mantozơ, etanol và fomanđehit, người ta có thể dùng một trong các hóa chất Cu(OH)2/OH-.
⇒ Đáp án A.
3. Giải bài 3 trang 38 SGK Hóa 12 nâng cao
a) Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozơ ( có ghi số thứ tự của C) và nói cách hình thành nó từ phân tử glucozơ và fructozơ. Vì sao saccarozơ không có tính khử?
b) Hãy viết công thức cấu trúc của mantozơ ( có ghi số thứ tự của C) và nói cách hình thành nó từ phân tử glucozơ. Vì sao mantozơ có tính khử?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ công thức cấu trúc của saccarozơ và mantozơ để trả lời câu hỏi trên.
Hướng dẫn giải
Câu a
Công thức cấu trúc của saccarozơ:
- Saccarozơ được hình thành từ gốc α- glucozơ và gốc β - fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi ở giữa C1 (glucozơ ) và C2 của fructozơ.
- Saccarozơ thuộc loại đisaccarit không có tính khử bởi nhóm –OH hemiaxetal tự do không còn do đó không chuyển thành dạng anđehit nên không có tính khử.
Câu b
Công thức cấu trúc của mantozơ:
- Tinh thể mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau ở C1 của gốc α - glucozơ với C4 của gốc β - glucozơ (hoặc α - glucozơ) qua 1 nguyên tử oxi liên kết này được gọi là liên kết α - 1,4-glucozit. Gốc β - glucozơ trong dung dịch có thể mở vòng tạo nhóm –CHO.
- Mantozơ có tính khử do trong phân tử còn nhóm OH hemiaxetal nên có khả năng mở vòng −CHO ⇒ có tính khử.
4. Giải bài 4 trang 38 SGK Hóa 12 nâng cao
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có) giữa saccarozơ với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường và đun nóng), với dung dịch AgNO3 trong amoniac (đun nhẹ) và với dung dịch H2SO4 (loãng đun nhẹ).
Cũng câu hỏi như vậy, nhưng thay saccarozơ bằng mantozơ.
Phương pháp giải
Cần nắm rõ tính chất hóa học của saccarozơ và mantozơ để viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
Những phản ứng của saccarozơ:
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Không phản ứng với AgNO3/NH3
C12H22O11 + H2O \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{t^o}}}\) C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ
Những phản ứng của mantozơ:
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
C11H21O10−CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C11H21O10COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
C12H22O11 + H2O \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{t^o}}}\) 2C6H12O6
Mantozơ glucozơ
5. Giải bài 5 trang 39 SGK Hóa 12 nâng cao
Trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học:
a) saccarozơ, grucozơ, glixerol.
b) saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic.
c) saccarozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
Phương pháp giải
Để nhận biết các dung dịch trên cần dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các chất để lựa chọn thuốc thử phù hợp.
Hướng dẫn giải
Câu a: Phương pháp nhận biết saccarozơ, glucozơ, glixerol
- Dùng phản ứng tráng bạc nhận ra glucozơ do tạo kết tủa Ag:
CH2OH-(CHOH)4-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 2Ag\(^{\downarrow}\) + 3NH3 + H2O
- Hai chất còn lại đun nóng với H2SO4 , saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.
Câu b: Phương pháp hóa học nhận biết saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic
- Lấy mỗi chất một ít phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, chất không tạo được dung dịch màu xanh lam là anđehit axetic. Saccarozơ và mantozơ tạo dung dịch màu xanh lam trong suốt.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Dùng phản ứng tráng gương để nhận biết được mantozơ còn lại là saccarozơ
- C11H21O10−CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C11H21O10COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
Câu c: Phân biệt saccarozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic
Cho 4 chất tác dụng với phức bạc amoni. Chia 4 chất thành 2 nhóm:
- Nhóm có phản ứng tráng bạc gồm mantozơ và anđehit axetic (nhóm 1)
C11H21O11CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C11H21O11-COONH4 + 2Ag\(^{\downarrow}\) + 3NH3 + H2O
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3-COONH4 + 2Ag\(^{\downarrow}\) + 3NH3 + H2O
- Nhóm không có phản ứng tráng bạc gồm saccarozơ và grixerol (nhóm 2)
- Cho 2 chất thuộc nhóm 1 tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, nhận ra mantozơ vì nó hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Andehit axetic không có phản ứng trên.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
- Hai chất đem đun nóng với H2SO4, saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.
6. Giải bài 6 trang 39 SGK Hóa 12 nâng cao
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa.
Phương pháp giải
Từ số mol saccarozơ, dựa vào phương trình hóa học tinhd số mol bac, suy ra khối lượng bac cần tìm.
Hướng dẫn giải
Ta có:
nsaccarozơ = 34,2 / 342 = 0,1 mol
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ Glucozơ fructozơ
Phương trình hóa học:
CH2OH-(CHOH)4-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 2Ag\(^{\downarrow}\) + 3NH3 + H2O
Số mol bạc: nAg = 2nglucozơ = 2nsaccarozơ = 0,2 + 0,2 mol
⇒ Khối lượng bạc là: mAg = 0,4 . 108 = 43,2 gam.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 5: Glucozơ
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 7: Tinh bột
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 8: Xenlulozơ
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 9: Luyện tập: Cấu trúc và tính chất của một số cacbohidrat tiêu biểu