Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 57: Hóa học và vấn đề xã hội
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 57 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về hóa học và vấn đề xã hội. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 266 SGK Hóa 12 nâng cao
Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?
A. Penixilin, amoxilin
B. Vitamin C, glucozơ
C. Seduxen, moocphin
D. Thuốc cảm pamin, panadol
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Loại thuốc thuộc loại gây nghiện cho con người là: Seduxen, moocphin.
Hướng dẫn giải
Loại thuốc thuộc loại gây nghiện cho con người là: Seduxen, moocphin.
⇒ Đáp án C.
2. Giải bài 2 trang 266 SGK Hóa 12 nâng cao
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng fomon, nước đá.
B. Dùng phân, đạm, nước đá.
C. Dùng nước đá và nước đá khô.
D. Dùng nước đá khô, fomon.
Phương pháp giải
Để chọn đáp á đúng cần ghi nhớ: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách dùng nước đá và nước đá khô được coi là an toàn.
Hướng dẫn giải
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách dùng nước đá và nước đá khô được coi là an toàn.
⇒ Đáp án C.
3. Giải bài 3 trang 266 SGK Hóa 12 nâng cao
Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là:
A. 1-2 ngày
B. 2-3 ngày
C. 12-15 ngày
D. 30-35 ngày
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là 12-15 ngày.
Hướng dẫn giải
Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là 12-15 ngày.
⇒ Đáp án C.
4. Giải bài 4 trang 266 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy lấy dẫn chứng chứng tỏ rằng có thể sản xuất được các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển cây lương thực.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ vai trò của hóa học trong việc giải quyết vấn đề lương thực.
Hướng dẫn giải
Để giải quyết vấn đề lương thực, hóa học đã có những đóng góp sau:
- Sản xuất các loại phân bón hóa học như đạm, lân, kali, phân vi lượng...
- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, diệt trừ cỏ dại, nấm bệnh, côn trùng phá hại mùa màng.
- Tổng hợp các hóa chất bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn.
- Sản xuất thực phẩm nhân tạo, thay thế nguồn nguyên liệu là lương thực bằng các nguồn khác như sản xuất etanol từ tinh bột được thay bằng từ mùn cưa, vv...
- Sản xuất các loại phụ gia cho thực phẩm, như các chất tạo màu, tạo mùi, nhưng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Giải bài 5 trang 266 SGK Hóa 12 nâng cao
Hóa học đã sản xuất ra tơ, sợi cho con người. Hãy lấy 3 thí dụ sợi tơ tổng hợp để minh hoạ?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ các loại tơ tổng hợp được.
Hướng dẫn giải
Ba loại tơ tổng hợp: tơ nilon, tơ caprolactam, tơ poliacrylat.
6. Giải bài 6 trang 266 SGK Hóa 12 nâng cao
Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo, tơ sợi tổng hợp.
Có thể điều chế ancol etylic bằng hai cách sau:
- Cho khí etilen (lấy từ crăckinh dầu mỏ) hợp nước có xúc tác.
- Cho lên men các nguyên liệu chứa tinh bột.
a. Hãy viết các phương trình phản ứng tương ứng với hai phương pháp trên.
b. Hãy tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột hoặc thể tích khí crăckinh dầu mỏ chứa 60% khí etilen cần thiết để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%.
Phương pháp giải
- Bước 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng
- Bước 2: Từ phương trình tính khối lượng ngũ cốc (chứa 65% tinh bột và hiệu suất quá trình là 75%) cần dùng
- Bước 3: Tính thể tích khí (đktc) cracking dầu mỏ chứa 60% khí etilen.
Hướng dẫn giải
Câu a
Các phương trình hóa học của phản ứng:
C2H4 + H2O \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{t^o}}}\) C2H5OH
(C6H10O5)n + nH2O \(\xrightarrow{{enzim}}\) nC6H12O6
C6H12O6 \(\xrightarrow{{enzim}}\) 2C2H5OH + 2CO2
Câu b
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH
162n 2n.46
x 2,3 tấn
Khối lượng ngũ cốc (chứa 65% tinh bột và hiệu suất quá trình là 75%) cần dùng là:
mngũ cốc = \(\frac{{2,3.162n.100.100}}{{2n.46.65.75}} = 8,308\) tấn
Thể tích khí (đktc) cracking dầu mỏ chứa 60% khí etilen (hiệu suất 75%) cần dùng là:
\(V = \frac{{2,{{3.10}^6}.22,4.100.100}}{{46.60.75}} = 2,{49.10^6}(l)\)
Vậy lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột và thể tích khí crăckinh dầu mỏ chứa 60% khí etilen cần thiết để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic là 8,308 tấn và 2,49.106 lít.
7. Giải bài 7 trang 266 SGK Hóa 12 nâng cao
Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4, theo sơ đồ sau:
CuS → CuO → CuSO4
a. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
b. Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS. Hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%.
Phương pháp giải
- Bước 1: Viết phương trình hóa học xảy ra.
- Bước 2: Tính khối lượng CuS nguyên chất
- Bước 3: Từu hiệu suất tính khối lượng dung dịch CuSO4 5%
Hướng dẫn giải
Câu a
Các phương trình hóa học phản ứng:
2CuS + 3O2 → 2CuO + 2SO2
CuO + 2H2SO4 → CuSO4 + H2O
Câu b
Khối lượng CuS nguyên chất là: \(0,15 . \frac{80}{100} = 0,2\) tấn
CuS → CuSO4
Cứ 96 gam → 160 gam
Vậy 0,2 tấn → 0,2 tấn
Do H% = 80% nên khối lượng CuSO4 thực thu được: \(0,2 . \frac{80}{100} = 0,16\) tấn
⇒ Khối lượng dung dịch CuSO4 5% là:
mddCuSO4 = \(\frac{0,16.100}{5} = 3,2\) tấn.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 56: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
- doc Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 58: Hóa học và vấn đề môi trường