Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Hóa 12 Bài 7 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat

1. Giải bài 1 trang 36 SGK Hóa 12

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?

A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3

B. Nước brom và NaOH

C. HNO3 và AgNO3/NH3

D. AgNO3/NH3 và NaOH

Phương pháp giải

Để phân biệt các dung dịch trên cần nắm được đặc điểm cấu tạo của các chất → tính chất hóa học khác nhau → chọn thuốc thử thích hợp.

Hướng dẫn giải

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic:

  • Cho Cu(OH)2 vào các mẫu thử có hai mẫu thử cho dung dịch màu xanh là glucozơ và saccarozơ. Không có hiện tượng gì ở nhiệt độ thường là anđehit axetic.
  • Anđehit axetic tráng bạc với thuốc thử AgNO3/NH3

CH3CHO + AgNO3+ 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

  • Đun nóng hai mẫu thử ở trên, mẫu thử nào có kết tủa đỏ gạch là glucozơ, còn lại là saccarozơ.

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 → C5H11O5COOH + Cu2O↓ + 2H2O

→ Đáp án A.

2. Giải bài 2 trang 37 SGK Hóa 12

Khi đốt cháy hoàn toàn một tập hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1 : 1. Chất này có thể làm men rượu. Chất đó là chất nào trong các chất sau?

A. Axit axetic

B. Glucozơ

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

Phương pháp giải

Để xác định tên hợp chất hữu cơ theo yêu cầu đề bài, ta thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Từ tỉ lệ mol giữa CO2 và H2O suy ra dạng tổng quát của hợp chất
  • Bước 2: Kết hợp với dữ kiện chất này có thể làm men rượu, suy ra chất cần tìm.

Hướng dẫn giải

Khi đốt cháy: nH2O = nCO2 = 1 : 1 → Hợp chất có dạng CnH2nOm

Mà chất này có thể lên men rượu → chất đó phải là glucozơ

Ta có phương trình hóa học của phản ứng

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O

nH2O : nCO2 = 1 : 1

C6H12O6 → 2C2H5OH+ 2CO2 ↑

→ Đáp án B.

3. Giải bài 3 trang 37 SGK Hóa 12

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:

a) Glucozơ, glixerol, anđehit axetic

b) Glucozơ, saccarozơ, glixerol

c) Saccarozơ, anđehit axetic và tinh bột

Phương pháp giải

Để phân biệt các dung dịch trên cần nắm được đặc điểm cấu tạo của các chất → tính chất hóa học khác nhau → chọn thuốc thử thích hợp.

Hướng dẫn giải

Câu a: Phân biệt glucozơ, glixerol, anđehit axetic

  • Cho dung dịch Cu(OH)vào lần lượt từng ống nghiệm: Hai mẫu thử cho dung dịch màu xanh và glucozơ và glixerol.
  • Đun nóng cả hai mẫu thử trên, mẫu nào có kết tủa đỏ gạch (Cu2O) là glucozơ, còn lại không thay đổi màu xanh là glixerol.

Phương trình hóa học:

Câu b: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, glixerol

  • Cho mẫu thử tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra glucozơ do có xuất hiện kết tủa trắng (Ag)
  • Hai mẫu thử còn lại đem đun nóng với dung dịch H2SOsau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra saccarozơ.
  • Mẫu còn lại là glixerol.

Phương trình hóa học:

(phản ứng thủy phân saccarozơ trong môi trường axit tạo glucozơ, rồi glucozơ tráng bạc)​

Câu c: Phân biệt saccarozơ, anđehit axetic và tinh bột

  • Cho dung dịch iot vào ống nghiệm , ống nghiệm nào có màu xanh tím xuất hiện là hồ tinh bột.
  • Cho dung dịch AgNO3/NHvào hai mẫu thử nào có kết tủa trắng là anđehit axetic.

Phương trình hóa học:

4. Giải bài 4 trang 37 SGK Hóa 12

Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%?

Phương pháp giải

Để tính khối lượng glucozơ từ những dữ kiện đề bài, ta thực hiện các bước:

  • Bước 1: Tính khối lượng tinh bộ nguyên chất, suy ra khối lượng glucozơ theo phương trình hóa học (x).
  • Bước 2: Vì hiệu suất quá trình là 75% nên khối lượng glucozơ thực tế là x.H%

Hướng dẫn giải

Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ → có 80% tinh bột nguyên chất

Vậy mtinh bột = \(\frac{1000.80}{10}\) = 800 (kg)

Theo phương trình hóa học:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.

 162n kg                         180n kg

  800kg                              x kg.

\(\Rightarrow x = \frac{800.180n}{162n} = 888,89 \ (kg)\)

Do phản ứng có hiệu suất H = 75% nên lượng glucozơ thực tế thu được là: \(\frac{{888,89.75}}{{100}} = 666,67\,kg\)

5. Giải bài 5 trang 37 SGK Hóa 12

Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:

a) 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ

b) 1 kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ

c) 1 kg saccarozơ

Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Phương pháp giải

Muốn tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân ở các trường hợp, ta tính theo phương trình hóa học (dựa vào tỉ lệ về khối lượng) cụ thể như sau:

a) Tính lượng tinh bột có trong bột gạo

(C6H10O5)n + nH2O  →  nC6H12O6

162n kg                                 180n kg

0,8 kg                                       x kg

→ x

b) Tính lượng xenlulozo có trong mùn cưa

(C6H10O5)n + nH2O  →  nC6H12O6

162n kg                          180n kg

0,5 kg                                 y kg

→ y

c) C12H22O12 + H2O  → C6H12O6 + C6H12O6                         

                                   Glucozơ      xenlulozơ

  342 kg                      180 kg

   1 kg                          z kg

→ z

Hướng dẫn giải

Câu a

Ta có:

mtinh bột = \(\frac{80}{100}\) = 0,8 (kg)

Dựa vào phương trình ta có:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.

   162n kg                    180n kg

   0,8 kg                       x kg

\(\Rightarrow x = \frac{0,8.180n}{162n} = 0,8889 \ (kg)\)

Câu b

Ta có:

mxenlulozơ= 50/100 = 0,5kg

Dựa vào phương trình ta có:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.

162n kg                    180n kg

0,5 kg                         y kg

\(\Rightarrow y = \frac{0,5 . 180n}{162n} = 0,556 \ (kg)\)

Câu c

Dựa vào phương trình ta có:

C12H22O11+ H2O → C6H12O6 + C6H12O6

342 kg                        180 kg

1 kg                             z kg

\(\Rightarrow z = \frac{180}{342} = 0,5263 \ (kg)\)

6. Giải bài 6 trang 37 SGK Hóa 12

Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohiđrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.

a) Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbohiđrat nào đã được học?

b) Đun 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NHthu được bao nhiêu gam Ag? Giả sử hiệu suất của quá trình bằng 80%?

Phương pháp giải

Để xác định dữ kiện theo yêu cầu đề bài, ta thực hiện các bước:

Câu a:

  • Bước 1: Tính nCO2, nH2O
  • Bước 2: Bảo toàn nguyên tố C: nC=nCO2, nH=2nH2O suy ra mO=mcacbohiđrat – mC – mH →  nO
  • Bước 3: Lập tỉ lệ C : H : O→ CTĐGN

Câu b: Viết phương trình hóa học, tính toán khối lượng bạc theo phương trình.

Hướng dẫn giải

Câu a: Công thức đơn giản nhất của X

Gọi công thức của X là CxHyOz

Theo bài,ta có số mol CO2, H2O lần lượt là:

nCO2 = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol

nH2O = 9 : 18 = 0,5 mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C, H ta có:

nC = nCO2 = 0,6 mol   (1)

và nH = 2nH2O = 1 mol    (2)

Ta lại có:

mO = mcacbohiđrat  – mC – mH = 16,2 - 0,6.12 - 1.1 = 8 gam

Suy ra số mol oxi là nO = 8 : 16 = 0,5 mol (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có tỉ lệ:

C : H : O = x : y : z = 0,6 : 1 : 0,5 = 6 : 10 : 5 → CTĐGN: C6H10O5

Công thức phân tử của X là (C6H10O5)n → X là polisaccarit.

Câu b

Ta có phương trình phản ứng:

(C6H10O5)n      +      nH2O  →  nC6H12O6

1 mol                                            n mol

                                                    a mol

⇒ a = (16,2/162n).n = 0,1 mol

C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH+ 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

Theo phương trình, ta có: nAg = 0,1.2 = 0,2 mol

Vì hiệu suất phản ứng bằng 80%

Ngày:11/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM