Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 37: Luyện tập Ankan và xicloankan

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 5 Bài 37 Luyện tập Ankan và xicloankan được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 37: Luyện tập Ankan và xicloankan

1. Giải bài 1 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không phản ứng cộng thêm hiđro.

B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2

C. Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon có phản ứng cộng với hiđro.

D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về Hiđrocacbon no

Hướng dẫn giải

Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

→ Chọn D.

2. Giải bài 2 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy so sánh thành phần và đặc điểm cấu trúc của ankan với xicloankan.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về cấu trúc của ankan, xicloankan.

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: đều chứa C, H và trong phân tử chỉ chứa liên kết xich ma.

- Khác nhau:

+ Cùng số nguyên tử C thì monoxicloankan có ít số nguyên tử H hơn.

+ Cấu trúc monoxicloankan có mạch vòng, ankan có mạch cacbon tạo thành đường gấp khúc.

3. Giải bài 3 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan (CH2)n (với n = 3 – 6) với các ankan tương ứng rút ra nhận xét.

Phương pháp giải

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan lớn hơn ankan

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan lớn hơn ankan tương ứng.

Nhận xét: Khi số nguyên tử cacbon tăng lên thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng.

4. Giải bài 4 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

Ankan còn có tên là paraffin, có nghĩa là ái lực hóa học (trơ về mặt hóa học). hãy lấy ví dụ minh họa và giải thích.

Phương pháp giải

Khả năng phản ứng của ankan phụ thuộc vào loại liên kết trong phân tử

Hướng dẫn giải

Các liên kết C – H và C – C trong phân tử ankan đều là liên kết cộng hóa trị σ gần như không phân cực. hóa trị của C đã bão hòa.

Vì vậy ankan tương đối trơ về mặt hóa học.

5. Giải bài 5 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

a) Hãy đánh dấu + vào ô xảy ra phản ứng ở bảng sau:

b) Viết phương trình và gọi tên nếu xảy ra phản ứng.

Phương pháp giải

Để giải bài tập này cần nắm vững tính chất hóa học của ankan và Xicloankan

Hướng dẫn giải

Câu a:

Câu b:

Các phản ứng xảy ra:

- Với H2 (Ni, 80-120oC)

- Với HCl

- Với Br2

CH3-CH2-CH+ Br→ CH3-CHBr-CHBr-CH+ HBr

CH3-CH2-CH2-CH+ Br→ CH3-CHBr-CH2-CH+ HBr

CH3-CH2-CH2-CH2-CH+ Br→ CH3-CHBr-CH2-CH2-CH+ HBr

CH3-CH2-CH2-CH2-CH+ Br→ CH3-CH2-CHBr-CH2-CH+ HBr

6. Giải bài 6 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

a) Hãy viết đồng phân cấu tạo của C7H16, gọi tên chúng và cho biết em đã làm như thế nào để viết được đầy đủ các đồng phân cấu tạo của C7H16.

b) Cũng hỏi câu hỏi như câu a với trường hợp monoxicloankan C6H12

Phương pháp giải

Bước 1: Viết mạch C dưới dạng mạch thẳng C – C

Bước 2: Bẻ 1 nguyên tử C ở mạch chính n nguyên tử C ở trên làm mạch nhánh. Mạch chính  bây giờ gồm m = n – 1 nguyên tử C.

Bước 3: Tiếp tục bẻ 2 nguyên tử C để làm nhánh. Mạch chính bây giờ gồm a = n – 2 nguyên tử C.

Bước 4: Bẻ 3 nguyên tử C để làm nhánh. Mạch chính bây giờ gồm b = n – 3 nguyên tử C.

Bước 5: Điền H vào mạch C sao cho đúng hóa trị của các nguyên tố

Hướng dẫn giải

Câu a:

CH3-(CH2)5-CHheptan

CH3-C(CH3)2-CH2-CH2-CH3 : 2,2 - đimetyl pentan

CH3-CH(CH3)-(CH2)3-CH2 - metylhexan

CH3-CH2-C(CH3)2-CH2-CH3 : 3,3 - đmetyl pentan

CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3 - metyl hexan

CH3-CH2-CH(C2H5)-CH2-CH3 - etyl pentan

CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH2,3 - đimetyl pentan

CH3-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH2,4 - đimetyl pentan

CH3-C(CH3)2-CH(CH3)-CH2-CH2,2,3 - trimetyl butan

Câu b:

7. Giải bài 7 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) ở mỗi câu sau:

a) xiclopropan là hiđrocacbon không no vì có phản ứng cộng.

b) propan không làm mất màu dung dịch KMnO4

c) xiclopropan làm mất màu dung dịch KMnO4

d) khi đun nóng mạch propan bị tách H2 chuyển thành xicloprpan.

Phương pháp giải

Để giải bài tập này cần nắm được tính chất hóa học của ankan, xicloankan để đưa ra kết luận.

Hướng dẫn giải

a) Sai 

b) Đúng

c) Sai

d) Sai

8. Giải bài 8 trang 153 SGK Hóa 11 nâng cao

a) Hãy lập công thức % khối lượng C, H của monoxicloankan theo số lượng nguyên tử C trong phân tử. Nhận xét kết quả thu được.

b) Cũng câu hỏi a đối với ankan. Hàm lượng % C, H ở ankan C2nH2n+2 sẽ biến đổi như thế nào khi n→∞

Phương pháp giải

- Với xicloankan, phần trăm khối lượng C và H không dổi, không phụ thuộc vào n.

- Khi m tiến đều từ 1 đến ∞, giới hạn phần trăm khối lượng của C và H biến đổi như sau:

\(75\%  \le \% {m_C} < \frac{{600}}{7}\% ;25\%  \le \% {m_H} < \frac{{100}}{7}\% \)

Hướng dẫn giải

Câu a: C2H2n có % mC = (12n : 14n).100 = 85,71%

%mH = (2n : 14n).100 = 14,29%

Nhận xét: với xicloankan, phần trăm khối lượng C và H không đổi, không phụ thuộc vào n.

Câu b: C2mH2m+2 có

\(\begin{array}{l}
\% {m_C} = \frac{{12m}}{{14m + 2}}.100 = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{{m.1200}}{{m.(14 + \frac{2}{m})}} = \frac{{600}}{7}\% \\
\% {m_H} = \frac{{100}}{7}\% 
\end{array}\)

Nhận xét: khi m tiến đều từ 1 đến ∞, giới hạn phần trăm khối lượng của C và H biến đổi như sau:

\(75\%  \le \% {m_C} < \frac{{600}}{7}\% ;25\%  \le \% {m_H} < \frac{{100}}{7}\% \)

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM