Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 33: Ankan - Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SGK nâng cao Chương 5 Bài 33 Ankan - Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 139 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy điền chữ A vào tên thông thường, chữ B vào sau tên thay thế và C sau tên gốc – chức.
a) Pentan [...]
b) isopentan [...]
c) neopentane [...]
d) – metylpropan [...]
e) isobutane [...]
g) 3- metylpentan [...]
Phương pháp giải
- Tên gọi gồm: tên mạch cacbon có đuôi an.
- Phân tử có mạch nhánh thì gọi theo quy tắc sau:
+ Chọn mạch chính: là mạch dài nhất có nhiều nhóm thế nhất.
+ Đánh số vị trí cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn.
+ Gọi tên: Vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (tên ankan tương ứng với số nguyên tử cacbon trong mạch chính).
Hướng dẫn giải
a) pentan [B]
b) isopentan [A]
c) neopentane [A]
d) metylpropan [B]
e) isobutane [A]
g) 3- metylpentan [B]
2. Giải bài 2 trang 139 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy viết công thức phân tử của ankan chứa:
a) 14 nguyên tử C
b) 28 nguyên tử C
c) 14 nguyên tử H
d) 28 nguyên tử H.
Phương pháp giải
Dựa vào công thức CnH2n+2 để viết công thức phân tử
Hướng dẫn giải
Dựa vào công thức CnH2n+2 ta viết được các công thức sau:
Câu a: C14H30
Câu b: C28H58
Câu c: C6H14
Câu d: C13H28
3. Giải bài 3 trang 139 SGK Hóa 11 nâng cao
Ứng với propan có hai nhóm ankyl là propyl và isopropyl. Hãy viết công thức cấu tạo của chúng và cho biết bậc nguyên tử cacbon mang hóa trị tự do.
Phương pháp giải
Bậc của nguyên tử C trong phân tử hiđrocacbon no được tính bằng số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác.
Hướng dẫn giải
CH3 - CH2 - CH2 - : propyl
CH3 - CH(CH3) - : 2 - metyl propan (isopropyl)
4. Giải bài 4 trang 139 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên theo IUPAC các ankan có công thức phân tử sau:
a) C4H10
b) C5H12
c) C6H14
Phương pháp giải
- Tên gọi gồm: tên mạch cacbon có đuôi an.
- Phân tử có mạch nhánh thì gọi theo quy tắc sau:
+ Chọn mạch chính: là mạch dài nhất có nhiều nhóm thế nhất.
+ Đánh số vị trí cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn.
+ Gọi tên: Vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (tên ankan tương ứng với số nguyên tử cacbon trong mạch chính).
Hướng dẫn giải
Câu a:
CH3-CH2-CH2-CH3: butan
CH3-CH(CH3)-CH3: metyl propan
Câu b:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3: pentan
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3: 2-metyl butan
CH3-C(CH3)2-CH3: 2,2- đimetyl propan
Câu c:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3: hexan
CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3: 2-metyl pentan
CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3: 2-metyl pentan
CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3: 2,3- đimetyl butan
CH3-C(CH3)2-CH2-CH3: 2,2- đimetyl butan
5. Giải bài 5 trang 139 SGK Hóa 11 nâng cao
Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn và thu gọn nhất của các chất sau:
a) iso pentan
b) neopetan
c) hexan
d) 2, 3 – đmetyl butan
e) 3 – etyl – 2 – metyl heptan
f) 3, 3 – đietyl – pentan.
Phương pháp giải
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng: C (IV); O (II); H (I)… mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
Hướng dẫn giải
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 34: Ankan - Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 35: Ankan - Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 36: Xicloankan
- doc Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 37: Luyện tập Ankan và xicloankan