Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 13: Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ cũng như cách vận dụng tích chất để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập dưới đây. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 13: Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

1. Giải bài 1 trang 57 SGK Hóa 11 nâng cao

Viết các Phương trình phản ứng hóa học để thực hiện các dãy chuyển hóa sau.

a) NH3 + CuO → A (khí) (+ H2) → NH3 (+ O2, to, xt) → C (+ O2) → D (+ O2 + H2O) → E (+ NaOH) → G (to) → H

b) NO2 ⇔ HNO

N⇔ NH3 → NO → NO2

Cu → CuO → Cu(NO3)2 → HNO3

Phương pháp giải

Xác định A, C, D, E, G, H trong sơ đồ lần lượt là N2, NO, NO2, HNO3, NaNO3, NaNO2

Hướng dẫn giải

Câu a:

2NH3 + 3CuO →  N2 + 3Cu + 3H2O  (đk: nhiệt độ)

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3  (đk: nhiệt độ, xt)

4NH3 + 5O→  4NO + 6H2O  (đk: 850oC, Pt)

2NO + O2 →  2NO2

4NO+ O2 + 2H2O →  4HNO3

HNO3 + NaOH →  NaNO3 + H2O

2NaNO→  2NaNO2 + O2

Câu b:

(1) N+ O2 ⇔ 2NO  (3000oC)

(2) 4NH3 + 3O2 →  2N2 + 6H2O  (đk: nhiệt độ)

(3) N2 + 3H⇔ 2NH3  (đk: nhiệt độ, p, xt)

(4) 4NH3 + 5O→  4NO + 6H2O  (Pt, 850oC)

(5) 2NO + O2 →  2NO2

(6) Cu + 4HNO3 đặc →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

(7) 4NO2 + O+ 2H2O →  4HNO3

(8) Cu(NO3)2 + H2S →  CuS + 2HNO3

(9) CuO + 2HNO3 →  Cu(NO3)2 + H2O

(10) 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O  (đk: nhiệt độ)

2. Giải bài 2 trang 58 SGK Hóa 11 nâng cao

Chất khí A có mùi khai, phản ứng với khí clo theo cách khác nhau sau đây, tùy theo điều kiện phản ứng.

Trong trường hợp dư khí A thì xảy ra phản ứng:

   8A  +    3Cl2    →  6C  +     D

Chất rắn khô                     Chất khí

Trong trường hợp dư khí Clo xảy ra phản ứng:

2A  + 3Cl→ D(chất khí) +  6E

Chất rắn C màu trắng, khi đốt nó bị phân hủy thuận nghịch biến thành chất A và chất E. Khối lượng riêng của chất khí D là 1, 25 g/l (đktc). Hãy xác định các chất A, B, C, D, E và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Phương pháp giải

Bước 1: Tính MD = ? ⇒ D ⇒ A

A dư ⇒ tìm được C

Cl2 dư ⇒ tìm được E

Hướng dẫn giải

Ta có:  M= 1,25.22,4 = 28 g/mol

→ Khí D là N2; khí A là NH3

NH3 dư:  2NH3 + 3Cl→ N2 + 6HCl

6NH3 dư + 6HCl → 6NH4Cl + N2

Vậy: 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2

Cl2 dư:  2NH+ 3Cl2 → N+ 6HCl

NH4Cl ⇔ NH3 + HCl

Vậy A là NH3; C là NH4Cl và D là N2; E là HCl

3. Giải bài 3 trang 58 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy chọn đáp án đúng trong các trường hợp sau:

a) Phản ứng giữa kim loại magie với axir nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đnitơ oxit. Tổng các hệ số trong phản ứng hóa học bằng.

A. 10

B. 18

C. 24

D. 20

b) Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra nito monoxit. Tổng các hệ số trong Phương trình hóa học bằng:

A. 10

B. 18

C. 24

D. 20

Phương pháp giải

4Mg + 10HNO3 đặc → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O

3Cu + 8HNO3 loãng→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Hướng dẫn giải

Câu a: Chọn C.

4Mg + 10HNO3 đặc → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O

Thông thường trong chương trình phổ thông:

Mg + 4HNO3 đặc→ Mg(NO3)2 + 2N2 + 2H2O

Câu b: Chọn D.

3Cu + 8HNO3 loãng→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

4. Giải bài 4 trang 58 SGK Hóa 11 nâng cao

Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau:

NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Viết các phương trình hóa học.

Phương pháp giải

- Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc và đưa vào mẫu thử

- Dùng dung dịch Ba(OH)2

Hướng dẫn giải

Nhận biết các dung dịch NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc và đưa vào mẫu thử trên, mẫu thử có khói trắng xuất hiệu là dung dịch NH3.

NH+ HCl→ NH4Cl

Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào 3 mẫu thử còn lại.

Mẫu sủi bọt mùi khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4.

(NH4)2SO+ Ba(OH)2 → BaSO+ 2NH+ 2H2O

Mẫu sủi bọt khí mùi khai là dung dịch NH4 Cl

2NH4Cl + Ba(OH)→ BaCl+ 2NH+ 2H2O

Mẫu tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4

Na2SO+ Ba(OH)→ BaSO+ 2NaOH

5. Giải bài 5 trang 58 SGK Hóa 11 nâng cao

Trong quá trình tổng hợp ammoniac, áp suất trong bình phản ứng giảm đi 10,0% so với áp suất lúc ban đầu. biết nhịệt độ của phản ứng được giữa không đổi trước và sau phản ứng. Hãy xác định thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp khí thu được sau phản ứng, nếu trong hỗn hợp ban đầu lượng nitơ và hiđro được lấy đúng theo hệ số tỉ lượng.

Phương pháp giải

Ta có: N2 + 3H2 ⇔  2NH3

Ban đầu P1 = 10P, áp suất giảm 10% ⇒ P2 = 9P

P1V1 = n1RT1 (1)

P2V2 = N2RT2 (2)

Lấy tỉ lệ (1) : (2) ⇒ \(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \to \frac{{10P}}{{9P}} = \frac{{1 + 3}}{{(1 - x) + (3 - 3x + 2x)}} \to x = 0,2\)

⇒  Phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp sau phản ứng 

Hướng dẫn giải

Xét hỗn hợp ban đầu 1 mol N2 và 3 mol H2. Đặt số mol N2 tham gia phản ứng là x mol.

                                   N2 + 3H2 ⇔  2NH3

Trước phản ứng:       1         3           0

Phản ứng:                 x         3x          2x

Sau phản ứng:        (1-x)     (3-3x)     2x

Áp suất của hệ lúc đầu là: P1 = 10P, theo đề Giải bài áp suất giảm 10% ⇒ áp xuất của hệ sau là P2 = 9P

Trước phản ứng ta có: P1V1 = n1RT1 (1)

Sau phản ứng: P2V2 = N2RT2 (2)

Bình kín và nhiệt độ không đổi, lấy (1) chia (2) ta được:

\(\frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \to \frac{{10P}}{{9P}} = \frac{{1 + 3}}{{(1 - x) + (3 - 3x + 2x)}} \to x = 0,2\)

Hỗn hợp khí thu được sau phản ứng: NH3 0,4 mol, N2 dư 0,8 mol;H2 dư 2,4 mol.

Tính phẩn trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp sau phản ứng:

\(\begin{array}{l}
\% {V_{N{H_3}}} = \frac{{0,4}}{{0,4 + 0,8 + 2,4}}.100 = 11,11\% \\
\% {V_{{N_2}}} = \frac{{0,8}}{{0,4 + 0,8 + 2,4}}.100 = 22,22\% \\
\% {V_{{H_2}}} = \frac{{2,4}}{{0,4 + 0,8 + 2,4}}.100 = 66,67\% 
\end{array}\)

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM