Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 14: Luyện tập chương 2
Giải bài tập trang 60 SGK Hóa lớp 10 nâng cao do eLib sưu tầm và đăng tải. Tài liệu nhằm hệ thống lại kiến thức về Chương 2, đồng thời giúp các bạn nắm được giải các bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
2. Giải bài 2 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
3. Giải bài 3 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
4. Giải bài 4 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
5. Giải bài 5 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
6. Giải bài 6 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
7. Giải bài 7 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
8. Giải bài 8 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
9. Giải bài 9 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
1. Giải bài 1 trang 60 SGK Hóa 10 nâng cao
Những câu sau đây, câu nào sai?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.
D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. (trừ chu kì 1)
Phương pháp giải
Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau
Hướng dẫn giải
Câu C sai:
Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau chứ không phải là số electron bằng nhau.
2. Giải bài 2 trang 60 SGK Hóa 10 nâng cao
a) Dựa trên các nguyên tắc nào người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Phương pháp giải
Dựa vào số lớp electron để sắp xếp
Hướng dẫn giải
Câu a: Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một chu kì.
Các nguyên tố có cùng số electron ở lớp ngoài cùng thì được xếp vào một nhóm.
Câu b: Chu kì là dãy các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Bảng tuần hoàn có 3 chu kì nhỏ (chu kì 1,2,3) với số nguyên tố tương ứng là 2,8,8. Bảng tuần hoàn có 4 chu kì lớn (4, 5, 6, 7) với số nguyên tố tương ứng 18, 18, 32,32 (trong đó chu kì 7 chưa hoàn chỉnh mới có 16 nguyên tố).
3. Giải bài 3 trang 60 SGK Hóa 10 nâng cao
Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Phương pháp giải
Dựa vào bảng tuần hoàn để trả lời bài tập này
Hướng dẫn giải
- Nhóm A gồm các nguyên tố là kim loại: Nhóm IA có 1 electron lớp ngoài cùng (trừ H).
- Nhóm A gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim: Nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
- Nhóm gồm các khí hiếm: Nhóm VIIIA có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
4. Giải bài 4 trang 60 SGK Hóa 10 nâng cao
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Phương pháp giải
Ta có: 2Z + N = 28 và 1Z ≤ N ≤ 1,5Z → Tìm được giá trị Z → Viết được cấu hình
Hướng dẫn giải
Câu a:
Trong nguyên tử Y
Số p = số e = Z và số n = N
Theo đề bài ta có: 2Z + N = 28 ⇒ N = 28 - 2Z
Nguyên tử bền: 1Z ≤ N ≤ 1,5Z ⇒ 1Z ≤ 28 - 2Z ≤ 1,5Z ⇒ 8 ≤ Z ≤ 9,33
Vậy Z ∈ {8, 9}. Tuy nhiên trong 2 giá trị của Z ta chọn được 1 giá trị Z cho số khối A và số thứ tự nhóm thích hợp nhờ vào bảng biện luận sau:
Vậy nguyên tố cần tìm là F (flo).
Câu b: Cấu hình e của F: 1s22s22p5.
5. Giải bài 5 trang 60 SGK Hóa 10 nâng cao
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.
Phương pháp giải
Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO3 ⇒ R thuộc nhóm VIA, hợp chất khí với hiđro của R là RH2.
Từ %H ⇒ R ?
Hướng dẫn giải
Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO3 ⇒ R thuộc nhóm VIA, hợp chất khí với hiđro của R là RH2.
Ta có: %H = 5,88%
⇒ R = 32u ⇒ R là S (lưu huỳnh)
6. Giải bài 6 trang 60 SGK Hóa 10 nâng cao
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tố đó.
Phương pháp giải
Hợp chất khí với hidro của nguyên tố R ứng với công thức RH4 ⇒ R thuộc nhóm IVA, oxit cao nhất của R là RO2.
Từ %O ⇒ R ?
Hướng dẫn giải
Hợp chất khí với hidro của nguyên tố R ứng với công thức RH4 ⇒ R thuộc nhóm IVA, oxit cao nhất của R là RO2.
Ta có:
%O = 53,3% ⇒ (2.16.100) : (R+2.16) = 53,3
⇒ R = 28u ⇒ R là Si (Silic)
7. Giải bài 7 trang 61 SGK Hóa 10 nâng cao
Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Phương pháp giải
Phương trình hóa học: M + 2H2O → M(OH)2 + H2
nX = nH2 = ?
⇒ mX ⇒ M = ?
Hướng dẫn giải
Đặt kí hiệu của kim loại cần tìm là X
nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 mol
Phương trình phản ứng:
M + 2H2O → M(OH)2 + H2
0,015 ← 0,015
Theo pt: nX = nH2 = 0,015 mol
⇒ mX = 0,015. MX = 0,6
⇒ M = 40(g/mol). Vậy M là nguyên tố Ca.
8. Giải bài 8 trang 61 SGK Hóa 10 nâng cao
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.
b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
Phương pháp giải
ZA - ZB = 1 và ZA + ZB = 25 → ZA và ZB
→ Cấu hình electron → Kết luận
Hướng dẫn giải
Câu a: Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là ZA, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB. Theo đề bài ta có
ZA - ZB = 1 và ZA + ZB = 25
Suy ra: ZA = 13 (Al) và ZB = 12 (Mg)
Câu b: Cấu hình electron của Al: 1s22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA
Cấu hình electron của Mg: 1s22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA
Câu c: Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.
9. Giải bài 9 trang 61 SGK Hóa 10 nâng cao
Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó.
Phương pháp giải
Gọi kí hiệu chung của 2 kim loại hóa trị III là X
2M + 6HCl → 2MCl3 + 3H2
nM = 2/3. nH2 = ?
⇒ mhh = nM. MX = 8,8 ⇒ MX = ?
Hướng dẫn giải
Gọi kí hiệu chung của 2 kim loại hóa trị III là X
nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
PTHH: 2M + 6HCl → 2MCl3 + 3H2
0,2 ← 0,3
Theo pt: nM = 2/3. nH2 = 2/3. 0,3 = 0,2 mol
⇒ mhh = 0,2. MX = 8,8 ⇒ MX = 44
Có: 27 (Al) < M = 44 < 70 (Ga).
Vậy kim loại cần tìm là Al và Ga.
10. Giải bài 10 trang 61 SGK Hóa 10 nâng cao
Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p63d54s1
Hãy xác định:
a) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X.
Phương pháp giải
Từ cấu hình, xác định vị trí, tính chất
Hướng dẫn giải
Câu a: Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p63d54s1
X là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
Câu b: X là kim loại chuyển tiếp. Hóa trị cao nhất đối với X của oxi là 6. Công thức oxit cao nhất: XO3.
11. Giải bài 11 trang 61 SGK Hóa 10 nâng cao
Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.
Phương pháp giải
Viết cấu hình electron theo ba bước:
B1: Điền lần lượt các e vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng.
B2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài.
B3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hòa hoặc bán bão hòa thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp (chủ yếu là d và f)
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm IA:
Li (Z = 3): 1s22s1.
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1.
K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1
Rb (Z = 37): 1s22s22p63s23p63d104s2 4p65s1;
Cs (Z = 35): 1s22s22p63s23p63d104s2 4p64d105s25p6s1:
Các nguyên tố này dều thuộc nhóm IA.
Theo quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm A thì bán kính nguyên tử của các nguyên tố này giảm dần theo thứ tự:
RCs > RRb > RK > RNa > RLi
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 10: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các NTHH
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 11: Sự biến đổi một số đại lượng vật lí của các nguyên tố hóa học
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 12: Sự biến đổi tính KL, tính phi kim của các NTHH, định luật tuần hoàn
- doc Giải bài tập SGK Hóa 10 Nâng cao Bài 13: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các NTHH